Theo đơn kiện của Bộ Tư pháp Mỹ, hơn 50% các khoản vay tại Barclays có tổng trị giá hơn 31 tỉ USD nợ xấu, nhưng ngân hàng này vẫn cho khách hàng vay cho dù biết họ không thể trả nợ.
Và điều này đã góp phần tạo nên cuộc khủng hoảng bong bóng bất động sản khiến cho các nhà đầu tư thiệt hại lớn năm 2008. Ngân hàng Barclays đã sa thải giám đốc điều hành, ông Antony Jenkins hồi tháng 7/2015 do bất đồng quan điểm với hội đồng quản trị.
Gian lận tài chính
Gần 3 tháng trước (28/10/2016), Ngân hàng Barclays đã phong tỏa tài khoản tiền kỹ thuật số của tạp chí Coinjournal mà không có cảnh báo hay giải thích nào. Hạ tuần tháng 6-2012, Ngân hàng Barclays bị phát hiện thao túng tỷ giá lãi suất liên ngân hàng Libor và Euribor, nên phải nộp phạt khoảng 452 triệu USD. Vụ gian lận tài chính này từng gây chấn động xứ sở sương mù.
Bộ Tư pháp Mỹ vừa khiến hàng loạt ngân hàng lớn trên thế giới phải trả gần 60 tỷ USD tiền phạt vì đã tạo lập và bán các khoản đầu tư bảo đảm bằng thế chấp gây bất ổn tới nền kinh tế.
Theo giới truyền thông, ngân hàng vừa bị Bộ Tư pháp Mỹ “sờ gáy” có JP Morgan, Citigroup, Bank of America, Morgan Stanleys. Ngân hàng Deutsche Bank của Đức và Credit Suisse của Thụy Sỹ cũng vừa chấp nhận nộp số tiền phạt lên đến 12,5 tỷ USD để được “yên thân”.
Ngày 23/12/2016, Deutsche Bank (nộp 7,2 tỷ USD) và Credit Suisse (nộp 5,3 tỷ USD) đồng ý trả khoản phạt kể trên để kết thúc cuộc điều tra có liên quan đến sản phẩm chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp, trong thời kỳ bong bóng bất động sản ở Mỹ lên đến đỉnh điểm.
Và đây là vụ mới nhất mà Bộ Tư pháp Mỹ tiến hành trong mấy năm qua. Trước đó, Mỹ áp mức phạt lên tới 14 tỷ USD, nhưng sau nhiều lần thương đàm, Deutsche Bank, ngân hàng lớn nhất của Đức mới rút số tiền xuống 7,2 tỷ USD.
Hơn 1 năm trước (4/11/2015), Sở Tài chính bang New York, Mỹ cho biết, Deutsche Bank đồng ý trả 200 triệu USD cho cơ quan này và 58 triệu USD cho Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), vì vi phạm lệnh trừng phạt mà Washington áp đặt đối với cá nhân và một số nước như Iran, Syria...
Trước đó (tháng 4/2015), Deutsche Bank từng phải chi 1,6 tỷ USD để dàn xếp các vụ thua kiện. Năm 2013, Deutsche Bank từng bị EC phạt 725 triệu euro vì các hành vi thao túng lãi suất tham chiếu như Libor và Euribor để kiếm lời. Cùng năm 2013, Deutsche Bank phải trả 1,9 tỷ USD cho một vụ bê bối khác.
Ngân hàng Barclays của Anh |
Nộp phạt
Ngày 21/12/2016, Hiệp hội Giao dịch hàng hóa theo kỳ hạn của Mỹ (CFTC) đã tuyên bố phạt Ngân hàng Goldman Sachs 120 triệu USD do thao túng lãi suất tham chiếu USD ISDAFIX được sử dụng rộng rãi trên thế giới để mưu lợi.
Bộ Tư pháp Mỹ từng áp mức phạt 5,1 tỷ USD đối với ngân hàng đầu tư Goldman Sachs vì đã phát hành và bán trái phiếu/chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản thế chấp cùng các tín phiếu liên quan tới thị trường nhà đất, trong khi các tài sản này có giá trị thấp và rủi ro cao.
Ngân hàng UBS (Thụy Sĩ) và Bank of America (Mỹ) từng bị buộc tội trong vụ thao túng lãi suất, phải nộp phạt 203 triệu USD, và 205 triệu USD vì các hành vi không lành mạnh, bóp méo thị trường tiền tệ. Ngoài khoản nộp phạt 203 triệu USD, ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS còn phải nộp thêm 342 triệu USD cho Fed.
Vụ chấp nhận nộp khoản tiền phạt trị giá 1,1 tỷ USD cho Bộ Tư pháp Mỹ để dàn xếp bê bối bán trái phiếu thế chấp có chất lượng kém trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2007-2008 của Ngân hàng Royal Bank of Scotland (RBS) được dư luận và giới chuyên môn quan tâm.
Hạ tuần tháng 5/2015, RBS cùng 3 ngân hàng lớn khác là Citigroup (Mỹ), JP Morgan (Mỹ) và Barclays (Anh) đã nhận tội cố gắng thao túng tỷ giá hối đoái và chấp nhận nộp phạt 5,7 tỉ USD để khỏi hầu kiện. Mỹ từng điều tra RBS vì nghi ngờ ngân hàng này vi phạm lệnh trừng phạt đối với Iran.