Các bệnh do ăn nhiều đồ lạnh

Khi thời tiết nóng bức, cơ thể mất nhiều nước, người ta thường thích ăn đồ lạnh, dẫu là chai nước suối cũng cho đông thành đá.

Vào mùa hè viêm nhiệt, nhiệt độ tốt nhất của các đồ lạnh là khoảng 100 C, nhiệt độ này rất tốt cho cơ thể. Nó giúp tuyến nước bọt bài tiết, do vậy có tác dụng “chống nóng” thấy rõ. Nếu thức ăn lạnh với nhiệt độ dưới 50 C, ăn vào quá gấp hay quá nhiều, có thể bộc phát vài bệnh dưới đây.

Đau đầu
Do một phần thần kinh tam thoa phân bố trong khoang miệng chịu sự kích thích không tốt rồi gây ra đau đầu.
 
Viêm họng

Kích thích mạnh của đồ ăn lạnh, làm cho mạch máu trong họng co rút mạnh, vì thế ức chế bài tiết nước bọt trong khoang miệng, gây viêm họng.

Kiết lỵ

Sau khi thức ăn đi vào đường ruột, dạ dày lập tức tiết ra các dịch tiêu hóa để phân giải thức ăn.
Những dịch tiêu hóa này, nhất là dịch vị có tác dụng sát khuẩn khá mạnh, nếu thức ăn không chứa nhiều khuẩn, lập tức chúng bị diệt sạch, sẽ không gây tác hại.
Nhưng cùng lúc ăn vào đồ lạnh quá nhiều, quá gấp, đường ruột đột nhiên gặp lạnh rồi làm cho thành mạch co dúm thái quá, lưu lượng máu giảm xuống, ảnh hưởng bài tiết dịch tiêu hóa.

Cứ thế, cho dù đồ lạnh ăn vào có một ít vi khuẩn không thể cấu thành nguy hại dưới trạng thái bình thường, nhân lúc dịch tiêu hóa không thể giết chúng lại thừa cơ sinh sôi, rồi xuất hiện bệnh kiết lỵ do nhiễm trực trùng.

Nhũn não, nhồi máu cơ tim

Nóng nực, mạch máu giãn nở, tăng tốc lưu thông máu, nếu tức thời ăn nhiều đồ lạnh, dưới kích thích của lạnh, mạch máu co rút nhanh, làm huyết áp tăng cao. Không ít người bệnh tăng huyết áp đối với thử nghiệm này đều làm huyết áp tăng vượt 20 - 30 mmHg, như thế sẽ gây cho mạch máu não xơ vữa bị vỡ, bị nhũn não, hay làm cho động mạch vành bị tắc mà dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Thanh Lam

Đọc thêm