Các nguồn vốn tín dụng ưu đãi giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Nhờ các nguồn vốn tín dụng ưu đãi, các hộ gia đình là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Si Ma Cai (Lào Cai) đã có điều kiện để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống và thoát nghèo bền vững.
Các nguồn vốn tín dụng ưu đãi giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Những năm qua, trên địa bàn huyện Si Ma Cai các nguồn vốn tín dụng ưu đãi dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số đã lan tỏa đến tất cả các thôn, Tổ Dân phố trên địa bàn huyện Si Ma Cai. Theo đánh giá hàng năm các nguồn vốn vay này đều được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, phát huy nguồn vốn vay hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế, an sinh xã hội của địa phương.

Hiện nay, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Si Ma Cai, đã và đang triển khai triển khai có hiệu quả 15 chương trình tín dụng, chính sách xã hội theo các Nghị định của Chính phủ, và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó có nhiều chính sách ưu tiên cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số. Thông qua các chương trình tín dụng ưu đãi, cơ bản đã đáp ứng nhu cầu về vốn để đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình, giúp người dân nâng cao thu nhập và từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ông Dương Đức Hạnh, Giám đốc Phòng giao dịch ngân hàng CSXH huyện Si Ma Cai cho biết: trong những năm qua, Đội ngũ cán bộ của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, đã cùng với các tổ chức chính trị, xã hội trong huyện bám sát cơ sở. Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, để mọi người dân, tiếp cận dễ dàng với những nguồn vốn vay ưu đãi của đảng và nhà nước. Từ đó giúp cho người dân có vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế vươn lên làm giàu trên chính quê hương mình.

Trong thời gian tới, để nguồn vốn có thể đáp ứng đủ cho nhu cầu của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Ngân hàng CSXH huyện sẽ tích cực tham mưu, để huyện tiếp tục chuyển các nguồn vốn từ ngân sách địa phương sang để ủy thác cho ngân hàng, cho vay. Tập trung kiến nghị, đề xuất để xin thêm các nguồn vốn, phù hợp để cho vay, như nguồn vốn tạo việc làm, nguồn vốn này sẽ đáp ứng được nhu cầu vay vốn của đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các xã vùng I và thị trấn.

Trước đây, gia đình anh Sùng Seo Chùa, ở Tổ dân phố Dìn Phàng, thị trấn Si Ma Cai thuộc diện hộ nghèo của địa phương. Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi theo nghị quyết 22, gia đình anh đã vươn lên thoát nghèo.

Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi, gia đình anh Sùng Seo Chùa đã vươn lên thoát nghèo.

Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi, gia đình anh Sùng Seo Chùa đã vươn lên thoát nghèo.

Anh Chua cho biết, nhờ được vay 70 triệu đồng với lãi suất rất thấp, anh đã mạnh dạn đầu tư vào nuôi 2 con trâu sinh sản. Sau 2 năm được vay vốn, cho đến thời điểm hiện tại đàn trâu của gia đình anh đã tăng đàn lên 5 con, nếu bán hết trâu, gia đình cũng đủ tiền để trả hết nợ cho ngân hàng, lãi khoảng 70 - 80 triệu đồng.

Có vốn, năm 2022 anh đã mạnh dạn đầu tư thêm một cửa hàng sửa chữa xe máy, mỗi tháng cũng giúp gia đình anh thu nhập ổn định từ 2-4 triệu đồng/tháng. Qua đó, giúp gia đình vươn lên thoát nghèo.

Cửa hàng sửa chữa xe máy của anh Sùng Seo Chùa cho thu nhập ổn định hàng tháng.

Cửa hàng sửa chữa xe máy của anh Sùng Seo Chùa cho thu nhập ổn định hàng tháng.

Hiện nay, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Si Ma Cai đã triển khai cho 4.791 hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện vay vốn, với tổng nguồn vốn là trên 308 tỷ đồng, chiếm gần 97% tổng dư nợ toàn huyện, các chương trình tín dụng chính sách xã hội huyện, luôn gắn với việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia và chính sách dân tộc của Nhà nước. Theo Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Si Ma Cai, các thôn, tổ dân phố trên địa bàn đều có các tổ tiết kiệm, vay vốn do các tổ chức chính trị, xã hội quản lý. Các tổ này đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, triển khai có hiệu quả 15 chương trình tín dụng chính sách xã hội để đáp ứng nhu cầu về vốn phát triển kinh tế hộ gia đình.

Từ nguồn vốn vay ưu đãi đã giúp cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số có vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, chăn nuôi, trồng rừng, xây dựng các công trình nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chuyển đổi nghề, đầu tư phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hoá dân tộc. Cùng với các chính sách ưu đãi khác của Đảng, Nhà nước giúp trên 3.100 hộ đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh, chính trị tại địa phương. Bên cạnh đó còn làm giảm tình trạng tín dụng “đen” ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Ông Phạm Đức Minh, Bí thư huyện đoàn Si Ma Cai chia sẻ: Hiện tại huyện đoàn Si Ma Cai đang quản lý nguồn vốn với tổng dư nợ là hơn 86 tỷ đồng. Với 1.400 đoàn viên, thanh niên được vay, tại 37 tổ tiết kiệm và vay vốn. Trong thời gian qua, nguồn vốn vay ủy thác từ Ngân Hàng CSXH đã thiết thực và trở thành nguồn động lực, và là cơ sở hỗ trợ cho đoàn viên thanh niên được tiếp cận nguồn vốn, để phát triển kinh tế, hiệu quả. Đã và đang có những mô hình kinh tế phát triển tốt, tạo ra nguồn lực, giúp thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương mình.

Cán bộ hướng dẫn cho người dân các thông tin về nguồn vốn vay ưu đãi.

Cán bộ hướng dẫn cho người dân các thông tin về nguồn vốn vay ưu đãi.

Ngoài việc hỗ trợ người dân vay vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện còn tích cực triển khai công tác huy động tiền nhàn rỗi trong nhân dân, để đầu tư sinh lời, đến nay đã huy động được 6,6 tỷ đồng. Hoạt động huy động tiền gửi này không chỉ nhằm chủ động tạo ra các nguồn vốn từ địa phương để cho vay, mà còn tạo cho người dân tộc thiểu số dần có thói quen tiết kiệm từ các khoản thu nhập nhỏ nhất để trả lãi, trả nợ hoặc dùng để chi tiêu cho những công việc, thời điểm cấp bách và làm quen, tiếp cận với các dịch vụ tài chính, ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng hiện đại, mobile banking, internet banking.

Để phát huy hiệu quả hơn nữa nguồn vốn tín dụng chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian tới, huyện Si Ma Cai sẽ tiếp tục chủ động ưu tiên dành một phần ngân sách uỷ thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội để bổ sung nguồn vốn hỗ trợ cho vay. Phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị trong công tác thông tin, tuyên truyền, vận động người dân hiểu biết về mục đích, ý nghĩa và trách nhiệm của mình trong tiếp cận vốn vay, sử dụng vốn đúng mục đích mang lại hiệu quả thiết thực. Từ đó nâng cao hiệu quả nguồn vốn, đáp ứng được nhu cầu của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Si Ma Cai./.

Đọc thêm