Cách nào hạ nhiệt các “điểm nóng” trên cao tốc Bắc - Nam?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cầu Mỹ Thuận 2, đoạn Phan Thiết - Dầu Giây và Cam Lộ - La Sơn… là những dự án thành phần thuộc cao tốc Bắc - Nam, đang có những gói thầu thu hút sự quan tâm của dư luận, được “Cảnh sát chất lượng” của Bộ GTVT giám sát đặc biệt.
Tư vấn giám sát trưởng, Chỉ huy trưởng công trường Gói thầu XL01 đoạn Phan Thiết - Dầu Giây đã bị cảnh cáo vì để lọt vật liệu xây dựng không đảm bảo vào công trường.
Tư vấn giám sát trưởng, Chỉ huy trưởng công trường Gói thầu XL01 đoạn Phan Thiết - Dầu Giây đã bị cảnh cáo vì để lọt vật liệu xây dựng không đảm bảo vào công trường.

Gửi tin nhắn, hình ảnh hàng ngày cho Bộ trưởng

Trao đổi với PLVN, ông Nguyễn Duy Lâm - Cục trưởng Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT) - cho hay, những dự án thành phần nói trên do các Ban Quản lý dự án 7, Thăng Long và đường Hồ Chí Minh làm đại diện chủ đầu tư. Dự án khởi công sớm nhất vào tháng 9/2019, muộn nhất là tháng 11/2020 nhưng phần lớn đều phải hoàn thành sau 24 tháng thi công.

-Thưa ông, Gói XL03A của Dự án cầu Mỹ Thuận 2 (thi công cọc khoan nhồi và bệ các trụ nhịp chính dây văng) khởi công nửa cuối năm 2020, với yêu cầu phải hoàn thành cuối năm nay, nhưng đang chậm tiến độ nhiều tháng. Việc này có gây chậm trễ dây chuyền vì Gói XL03A xong, một số hạng mục tiếp theo mới có thể bắt đầu?

Dự án này có 4 gói thầu xây lắp, đang thi công bám sát tiến độ. Riêng Gói XL03A (địa bàn Tiền Giang, Vĩnh Long) là gói quan trọng của cầu chính, cây cầu dây văng khẩu độ lớn (350m) lần đầu tiên do người Việt Nam tự thiết kế, thi công.

Lúc đầu, biện pháp thi công dự kiến là cọc khoan nhồi đường kính 2,5m, sâu gần 120m. Nhưng khi làm thực tế dưới sông thì gặp phải những tầng địa chất phức tạp dẫn đến không thành công, buộc phải huy động lại thiết bị để điều chỉnh giải pháp thi công nên kéo dài tới gần 3 tháng.

Sau khi Bộ GTVT và Cục chỉ đạo kịp thời, tới nay, nhà thầu đã khoan được 2 trụ neo và chuẩn bị khoan cọc thử nghiệm đầu tiên giữa sông. Từ thực tế này, chúng tôi yêu cầu, hàng ngày từ hiện trường, đại diện chủ đầu tư phải báo cáo tiến độ thi công bằng tin nhắn, hình ảnh ra cho Bộ trưởng GTVT và Cục.

Thông tin mới nhất cho biết, sau khi các nhà thầu bố trí thêm mũi thi công, huy động thêm vật tư thiết

Với một bộ máy giám sát chặt từ trên xuống dưới hiện trường như hiện nay, các hành vi vi phạm hay gian dối (nếu có) của nhà thầu chắc chắn bị phát hiện”, Cục trưởng Nguyễn Duy Lâm

bị thi công 2 trụ tháp và 2 trụ neo thì tới thời điểm này mọi việc đang diễn ra khá thuận lợi và đảm bảo có thể xong vào cuối năm 2021 để chuyển sang thi công tiếp Gói XL03B.

- Được biết, mới đây đại diện chủ đầu tư đã phát hiện nhà thầu thi công tại Gói XL01 đoạn Phan Thiết - Dầu Giây chuẩn bị đưa “đất lẫn đá” không đạt vào làm nền đường cao tốc. Việc này có phải do thị trường vật liệu xây dựng khan hiếm, giá lên cao nên nhà thầu làm dối hay các lực lượng như Tư vấn giám sát, Chỉ huy công trường… mất tác dụng trên công trường, thưa ông?  

Ở Dự án cao tốc Bắc - Nam đã có đề cập cụ thể về giải pháp tận dụng vật liệu xây dựng từ nguồn đất đào chuyển sang đắp nền.

Đất đào nếu được phép chuyển sang đắp phải thỏa mãn các tỷ lệ nhất định thì mới được vào công trường. Có nghĩa nguồn đất đó phải được Tư vấn giám sát và đại diện chủ đầu tư kiểm tra, quyết định chứ không phải nhà thầu muốn tận dụng làm nền là được.

Tôi giả thiết có thể một số đoạn được phép tận dụng loại đất này và thí nghiệm đạt, nhưng sau đó phát hiện một vài vị trí chưa đảm bảo tiêu chuẩn như quy định vẫn đem vào sử dụng chứ không phải vì giá vật liệu lên cao khiến nhà thầu làm liều.

Ở những giai đoạn tiếp theo, như khi đổ bê tông nhựa mặt đường có những đoạn phải dùng tới cả trăm mẻ bô tông nhựa, và cũng có thể trong con số hàng trăm đó có một vài mẻ nhiệt độ bê tông không đảm bảo khi tới chân công trường, thì dứt khoát phải bóc bỏ đi làm lại.

Là cơ quan tham mưu cho Bộ về xây dựng, chất lượng công trình, chúng tôi tin rằng với một bộ máy quản lý, giám sát chặt từ trên xuống dưới hiện trường như hiện nay, thì các hành vi vi phạm hay gian dối (nếu có) của nhà thầu chắc chắn sẽ bị phát hiện và xử lý kịp thời, bởi chúng ta đã có quá nhiều bài học nhãn tiền về vấn đề chất lượng công trình rồi.

Ông Nguyễn Duy Lâm - Cục trưởng Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông
Ông Nguyễn Duy Lâm - Cục trưởng Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông 

Chưa có thông điệp điều chỉnh tiến độ

-Ở miền Trung, đoạn Cam Lộ - La Sơn đang có nhiều gói thầu bị chậm; thậm chí, có gói có nguy cơ “vỡ trận” trước yêu cầu phải xong sau 24 tháng. Liệu có xảy ra tình trạng vì tiến độ mà lơ là chất lượng ở đây, thưa ông?

Khu vực này gặp một bất lợi rất lớn là trận lũ lịch sử năm 2020 và mùa mưa nhất là ở Huế thường kéo rất dài. Thời tiết bất lợi thì không thể làm đường mà chỉ tranh thủ làm các cấu kiện.

Cụ thể, tiến độ chi tiết hàng ngày, hàng tuần, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh đang bám sát chặt và chắc chắn sẽ căn cứ hợp đồng để xử lý các nhà thầu xây lắp vi phạm nhằm bù đắp tiến độ.

Dự án thành phần này dù gặp phải một số lý do khách quan làm chậm ở một số gói thầu, nhưng đến thời điểm này, Bộ vẫn chưa có một thông điệp nào về điều chỉnh tiến độ dự án dù một số gói thầu chỉ còn khoảng nửa năm nữa để hoàn thành. Thực tế như vậy, nhưng như tôi đã nói ở trên, vấn đề chất lượng vẫn luôn đặt lên hàng đầu, không vì tiến độ mà bỏ qua chất lượng công trình.

-Trân trọng cảm ơn ông!

PMU Thăng Long khẳng định, việc dùng “đất lẫn đá” để thi công nền đường cao tốc là vi phạm nghiêm trọng Hồ sơ thiết kế, Chỉ dẫn kỹ thuật, làm ảnh hưởng đến chất lượng của Gói thầu XL01 đoạn Phan Thiết  -Dầu Giây.

Theo Hồ sơ thiết kế kỹ thuật và Chỉ dẫn kỹ thuật thi công của dự án đã được Bộ GTVT phê duyệt, vật liệu đắp nền đường được thiết kế tuân thủ quy định tại các Tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu như TCVN-4054:2005, TCVN 9436:2012.

Đọc thêm