Cảm xúc của những người nước ngoài đón Tết Việt

(PLVN) - Không chỉ người Việt có những cảm xúc đặc biệt với Tết, nhiều người nước ngoài sinh tỏ ra thích thú về dịp lễ lớn nhất trong năm của Việt Nam.

Conor Boba mang hai dòng máu Việt – Mỹ, hiện đang làm giáo viên tiếng Anh tại Hà Nội. Sinh ra và lớn lên ở Mỹ, 2 hai năm trở lại đây anh quyết định đến Việt Nam sinh sống. Conor Boba muốn tìm hiểu về văn hóa và lịch sử của đất nước quê mẹ.

Conor chia sẻ trải nghiệm của anh về Tết Việt

Conor trong chuyển đi đầu năm 2019 (Ảnh: nv)
Conor trong chuyển đi đầu năm 2019 (Ảnh: nv)

Đón Tết cổ truyền là nét văn hóa độc đáo của người Việt mà Conor khá ấn tượng. Anh đặc biệt hứng thú với đồ ăn truyền thống trong Tết âm lịch, nhất là ô mai, bánh chưng và rượu gạo. Theo Conor, phong tục đón năm mới ở Việt Nam có nhiều điểm khác biệt với nước Mỹ. Conor thích trải nghiệm Tết truyền thống và muốn gắn bó lâu dài với Việt Nam.

Robert Stuart-Thompson (27 tuổi) là một giáo viên tiếng Anh tại Hà Nội. Anh đến từ Nam Phi và rất hào hứng khi được ăn Tết Nguyên đán tại quê nhà một người học viên. Anh cảm thấy khá hào hứng trong không khí đông đúc cận Tết của đường phố Hà Nội nơi anh làm việc. Nhà nào nhà nấy có cành đào hay cây quất hoặc ít nhất là chậu hoa cảnh trang trí. 

Robert Thompson (Ảnh: nv)
Robert Thompson (Ảnh: nv)

Đây là video gồm những bức ảnh anh ghép lại từ chuyến đi, chia sẻ của anh được chúng tôi kể cùng video này. 

Đặc biệt, Tết là dịp sum họp, đoàn tụ. Robert từng có những phút giây ấm cúng tại bữa cơm gia đình của một người bạn ở Bắc Giang. Cả nhà quây quần bên nhau gợi cho anh nhớ về gia đình mình. Ở một đất nước xa xôi, anh có được cảm gần gũi và ấm áp. Anh không đặc biệt thích món ăn Tết nào nhưng nhớ nhất là dưa hành muối. Robert vui vẻ khi được cùng nâng ly chúc trong mâm cơm Tết cùng mọi người. 

Một kĩ sư người Hàn Quốc bị cuốn hút bởi sự đoàn viên trong Tết Việt. 5 năm lấy vợ Việt thì đến 3 lần anh An Ji Jong đón Tết cùng gia đình vợ. Mồ côi cả bố lẫn mẹ, anh An thích cảm giác đầm ấm mà gia đình vợ ở Việt Nam đem lại, nếu có về Hàn Quốc thì cũng chỉ như đi du lịch, hơn là về thăm quê.

Ở Hàn Quốc, Tết Trung thu mới quan trọng nhất nên anh luôn chọn chào năm mới tại quê vợ trừ khi phải đi công tác nước ngoài. Tết Việt mang lại cho anh cảm giác sum vầy bên gia đình. Trong chuyến đi công tác tại Ả-rập-xê-út, anh "canh" đúng khoảnh khắc giao thừa tết Âm lịch ở Việt Nam để gọi về cho vợ. 

Gia đình anh thường về Hải Phòng quê vợ vào 27, 28 Tết. Dù không quen ăn đồ Việt, anh An vẫn tham gia gói bánh chưng cùng gia đình bên ngoại. Ngồi lại với nhau bên mâm cơm Tết là cơ hội để anh thân thiết và hỏi han các thành viên trong nhà nhiều hơn. 

Mâm cơm Tết truyền thống tại Việt Nam (Ảnh minh họa)
Mâm cơm Tết truyền thống tại Việt Nam (Ảnh minh họa)

Sự bất đồng về ngôn ngữ giữa anh và họ hàng của vợ dẫn đến những tình huống bi hài như anh muốn chúc sức khỏe lại nhầm thành chúc “y tế”. Mọi người vui vẻ cùng  hiểu và thông cảm cho chàng rể Hàn. Dường như anh An đã coi Tết quê vợ như chính Tết quê mình.

Hiện nay, trên thế giới còn một số ít quốc gia đón năm mới theo lịch âm. Việt Nam là một trong số đó và vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Không khí náo nhiệt khác hẳn ngày thường, sự sum họp gia đình là điểm mà nhiều người ngoại quốc thích khi nói về trải nghiệm Tết Việt.

 

Đọc thêm