Cần cơ chế chia sẻ thông tin quan trắc động đất

Hôm qua (5/9), Sở KH & CN Quảng Nam đã có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Nam, Bộ KH&CN và Viện KH&CN Việt Nam đề nghị sớm triển khai đề tài “Nghiên cứu dự báo động đất và lắp đặt hệ thống quan sát động đất”, đồng thời chỉ đạo đơn vị liên quan chia sẻ thông tin quan trắc về điễn biến động đất tại Thủy điện Sông Tranh 2 để chủ động đối phó khi gặp tình huống xấu.

Hôm qua (5/9), Sở KH & CN Quảng Nam đã có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Nam, Bộ KH&CN và Viện KH&CN Việt Nam đề nghị sớm triển khai đề tài “Nghiên cứu dự báo động đất và lắp đặt hệ thống quan sát động đất”, đồng thời chỉ đạo đơn vị liên quan chia sẻ thông tin quan trắc về điễn biến động đất tại Thủy điện Sông Tranh 2 để chủ động đối phó khi gặp tình huống xấu.

Thủy điện Sông Tranh 2 trong một lần xả lũ

Hơn 1 năm quan trắc được 10 trận động đất

Trao đổi với PLVN, ông Phạm Viết Tích - Phó Giám đốc Sở KH& CN Quảng Nam cho hay, sau khi trở về từ hiện trường của trận động đất tại lòng hồ Thủy điện Sông Tranh 2 hôm 4/9, Sở đã có công văn khẩn gửi cơ quan chức năng đề nghị sớm triển khai Đề tài “Nghiên cứu dự báo động đất và lắp đặt hệ thống quan sát động đất”, vì cưởng độ và dư chấn của trận động tối 3/9 không cho phép chậm trễ việc này.

“Chúng tôi đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam, Bộ KH&CN và Viện KH&CN Việt Nam chỉ đạo BQL Dự án Thủy điện Sông Tranh 2 và Trạm Quan trắc động đất A Lưới có cơ chế chia sẻ thông tin quan trắc được tại khu vực lòng hồ Thủy điện Sông Tranh 2 để chủ động đối phó khi xảy ra tình huống xấu…” - Phó Giám đốc Sở KH&CN Quảng Nam Phạm Viết Tích.

Ý tưởng xây dựng và triển khai đề tài này đã có từ đầu năm 2012 sau khi xảy ra một số trận động đất nhỏ vào cuối năm 2011. Tuy nhiên, để hiện thực hóa đề tài trên cần phải qua nhiều thủ tục. Theo tôi nắm được, đến nay, Viện Vật lý Địa cầu mới viết xong đề cương.” - ông Tích nói.

Ngoài việc cần sớm triển khai đề tài quan trọng nói trên, Sở KH& CN Quảng Nam còn đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam và Viện KH&CN Việt Nam chỉ đạo BQL Dự án Thủy điện Sông Tranh 2 và Trạm Quan trắc động đất A Lưới (thuộc Viện Vật lý Địa cầu) ở Thừa Thiên - Huế cần có cơ chế phối hợp chia sẻ những thông tin thu được về diễn biến của động đất tại khu vực lòng hồ Thủy điện Sông Tranh 2 để các cơ quan chức năng của của tỉnh này biết, chủ động đối phó khi có diễn biến xấu xảy ra.

Được biết, từ cuối năm 2010 đến giữa năm 2012, mạng lưới trạm quan trắc tại Huế và Bình Định đã ghi nhận được 10 trận động đất kích thích xảy ra tại khu vực Thủy điện Sông Tranh 2.

Thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn?

Trả lời báo chí sau khi xảy ra trận động đất với cường độ 4,2 độ Richter, ngày 4/9 Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) - ông Đặng Phong - rất lo lắng: “Chúng tôi đã báo cáo với tỉnh về hiện tượng trên bởi tính chất của các trận rung chấn lần này rất nguy hiểm, diễn ra vào lúc đang bước vào mùa mưa lũ. Cần có sự khảo sát, nghiên cứu thấu đáo về những rung chấn này. Nếu thấy đập không an toàn, chúng tôi sẽ tiếp tục kiến nghị không cho tích nước”.

“Khi tích nước trở lại cho lòng hồ Thủy điện Sộng Tranh 2 cần phân đoạn đánh giá từng cao trình tích nước. Việc công khai kết luận của cơ quan chuyên môn sẽ củng cố niềm tin của người dân” -  Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My Trần Văn Tuấn . 

Tuy nhiên, cũng trong sáng 4/9, tại cuộc họp của Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước về tiến độ chống thấm đập Thủy điện Sông Tranh 2 được tổ chức tại Hà Nội, đơn vị tư vấn độc lập đến từ Thụy Sỹ vẫn khẳng định: Đập Sông Tranh 2 bảo đảm tích nước và an toàn theo thiết kế. Một số chỉ tiêu về an toàn có thể vượt trên thiết kế. Còn theo báo cáo của Cty Tư vấn Xây dựng điện 1 - đơn vị tư vấn dự án, thì đập Thủy điện Sông Tranh 2 sau khi xử lý thấm ở các khe nhiệt đã bảo đảm an toàn. Về độ bền của đập, do đã thiết kế cường độ kháng nén lớn hơn yêu cầu thực tế nên vẫn bảo đảm an toàn ngay cả khi có động đất tới 5,5 độ Richter.

Tuy vậy, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My Trần Văn Tuấn - người có mặt tại cuộc họp nói trên  -vẫn tiếp tục đề nghị: Khi tích nước trở lại cho lòng hồ cần phân đoạn đánh giá từng cao trình tích nước. Việc công khai kết luận của cơ quan chuyên môn sẽ củng cố niềm tin của người dân.

Như PLVN đã thông tin, cuối năm 2011 đầu năm 2012, trên địa bàn huyện Bắc Trà My và khu vực lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 liên tục xảy ra các trận rung chấn mạnh, sau đó xảy ra hiện tượng rò rỉ nước qua thân đập. Các nhà khoa học kết luận các trận rung chấn kèm theo tiếng nổ ở huyện Bắc Trà My là do động đất kích thích. Các trận động đất đo được đạt tới 3,5 độ Richter.

Tuấn Anh

Đọc thêm