Theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới - WHO, cứ 100 ca tử vong vì Covid thì có 9 ca liên quan đến bệnh lý tiểu đường. Lắng nghe lời khuyên của chuyên gia nội tiết để giúp người bệnh kiểm soát tốt đường huyết, ngăn ngừa biến chứng, hạn chế nguy hiểm của dịch bệnh một cách hiệu quả.
Điều trị tiểu đường giai đoạn dịch - Khó khăn tăng nguy hiểm
Đối với người bệnh tiểu đường, nghiêm chỉnh chấp hành chỉ thị 16 giúp nâng cao hiệu quả phòng chống dịch nhưng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều trị nhất là với những bệnh nhân đang trong khu vực cách ly/phong tỏa. Cụ thể:
- Về ăn uống: ở các khu vực cách ly, người bệnh phải ăn uống theo suất ăn, giờ giấc ăn của trung tâm; những khu đang thực hiện giãn cách bị hạn chế việc đi chợ, khó lên thực đơn hợp lý, đảm bảo đầy đủ các nhóm chất cần thiết...
- Về luyện tập: Tập thể dục ở nhà cũng làm giảm tinh thần, năng lượng tập và chất lượng hiệu quả của buổi tập với những người bệnh chưa thích ứng kịp...
- Không có điều kiện tái khám: để hạn chế lây lan của dịch bệnh, lịch tái khám của người tiểu đường cũng kéo dài hơn khiến cho việc điều chỉnh đơn thuốc hay phát hiện những biến chứng mới của bệnh sẽ chậm hơn. Bên cạnh đó, việc hạn chế ra ngoài, khó mua thuốc cũng khiến nhiều người tự ý ngưng thuốc hay thay đổi liều dùng, loại thuốc...
Những hạn chế này không chỉ gây khó khăn cho quá trình kiểm soát và ổn định đường huyết mà còn khiến người bệnh tăng nguy cơ gặp các biến chứng như: suy thận, hoại tử chi, mù mắt, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
Đây là thông tin cảnh báo được TTND. PGS.TS. BS. Đại tá Đoàn Văn Đệ – Nguyên Chủ nhiệm bộ môn Tim-Thận-Khớp-Nội tiết, Bệnh viện 103 Học viện Quân Y đưa ra trong chương trình Truyền hình trực tuyến với chủ đề "Giải pháp kiểm soát tốt đường huyết trong giai đoạn dịch" do Báo Sức khỏe & Đời sống tổ chức, với sự đồng hành của nhãn hàng Diabetna diễn ra ngày 26/8 vừa qua.
Tại buổi chia sẻ, bác sĩ Đệ cũng cho biết: “Người tiểu đường không kiểm soát tốt đường huyết sẽ dễ bị nhiễm virus và biến chứng nặng hơn so với người tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết. Nguyên nhân là do đường huyết tăng cao trong thời gian dài khiến hệ miễn dịch suy yếu, dễ nhiễm các loại virus, vi khuẩn và làm chậm quá trình hồi phục khi bị bệnh.
Đáng lo hơn, khi người bệnh tiểu đường không kiểm soát tốt đường huyết còn dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, nếu đồng thời nhiễm thêm loại virus này thì càng làm tăng nguy cơ gặp phải các triệu chứng nặng, tiến triển nhanh và tỷ lệ tử vong càng cao.”
|
PGS.TS Đoàn Văn Đệ chia sẻ tại chương trình Truyền hình trực tuyến "Giải pháp kiểm soát tốt đường huyết trong giai đoạn dịch". |
PGS.TS Đoàn Văn Đệ cũng nhấn mạnh thêm: Với rào cản, khó khăn trong điều trị tiểu đường mùa dịch, nếu chỉ phụ thuộc vào thuốc điều trị là chưa đủ để kiểm soát đường huyết giai đoạn này.
Bởi, mỗi nhóm thuốc điều trị người bệnh đang sử dụng thông thường chỉ tác động lên 1 cơ chế hạ đường huyết, đây là lý do mà người bệnh thường phải phối hợp 2 - 3 loại thuốc điều trị, dẫn đến phải chịu tác dụng phụ đồng thời của các nhóm thuốc khác nhau, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đặc biệt, ở những người tiểu đường lâu năm, khó tránh khỏi tình trạng nhờn thuốc, giảm hiệu quả điều trị. Chính vì vậy, bên cạnh thuốc điều trị, người tiểu đường cần phối hợp nhiều phương pháp để chủ động ổn định đường huyết ở mức an toàn dưới 7mmol/l.
Lời khuyên từ chuyên gia giúp ổn định đường huyết trong giai đoạn dịch
Tại chương trình Truyền hình trực tuyến với chủ đề "Giải pháp kiểm soát tốt đường huyết trong giai đoạn dịch", chuyên gia Đoàn Văn Đệ cũng đưa ra những khuyến cáo cụ thể giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết, phòng ngừa rủi ro trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh:
1. Tuân thủ nghiêm chỉ thị 16 và thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế;
2. Duy trì thói quen theo dõi đường huyết và dự phòng thông tin liên hệ của Bác sĩ chuyên khoa hoặc cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời khi có dấu hiệu bất thường;
3. Duy trì chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý: Để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh trong giai đoạn này, người tiểu đường cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nên chia nhỏ các bữa trong ngày, không nên ăn quá no, hoặc quá đói.. Duy trì luyện tập 30 - 45 phút/ ngày với các bài tập tại nhà như: thái cực quyền, yoga, nhảy dây, chống đẩy… giúp chuyển hóa đường thành năng lượng hiệu quả;
4. Chủ động dự trữ thuốc điều trị trong 2 - 3 tháng, tránh tình trạng hết thuốc và tuyệt đối tuân thủ uống thuốc đúng giờ, đủ liều, không tự ý dừng thuốc hay tăng liều khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
5. Các chuyên gia Y tế cũng cho biết, tiêm Vaccine là giải pháp cấp bách và thiết thực nhất hiện nay để phòng tránh dịch Covid cho người tiểu đường. Trong đó, việc kiểm soát tốt đường huyết và bệnh lý nền là rất quan trọng, không chỉ giúp người bệnh ngăn ngừa biến chứng, giảm rủi ro trong giai đoạn dịch bệnh mà đây còn là điều kiện tiên quyết để đảm bảo an toàn cho người tiểu đường trước, trong và sau khi tiêm Vaccine.
Cũng theo chuyên gia Đoàn Văn Đệ: “Người bệnh cần phối kết hợp nhiều giải pháp để kiểm soát đường huyết tốt nhất. Trong đó, kết hợp Đông - Tây y hiện đang là phương pháp được ưu tiên bởi tính hiệu quả, an toàn. Trong các dược liệu hỗ trị điều trị tiểu đường thì Dây thìa canh là một lựa chọn tốt khi tác dụng lên cả bốn cơ chế giảm đường huyết: ức chế hấp thu glucose ở ruột, giảm tân tạo đường tại gan, giảm cholesterol, tăng sản xuất và hoạt tính insulin, tăng men sử dụng đường tại mô cơ nên có thể hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết lâu dài, phòng ngừa biến chứng.”
|
Người tiểu đường nên lựa chọn sản phẩm từ Dây thìa canh đạt chuẩn quốc tế GACP - WHO. |
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị, khi lựa chọn Dây thìa canh người bệnh cần lưu ý những tiêu chí sau:
● Lựa chọn sản phẩm từ Dây thìa canh sạch đạt chuẩn quốc tế GACP - WHO sẽ cho hiệu quả điều trị cao, bền vững, an toàn cho người bệnh.
● Đơn vị sản xuất uy tín, dễ truy xuất nguồn gốc
● Đã có mặt nhiều năm trên thị trường, được nhiều người bệnh tin dùng mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị cao
● Đã được nghiên cứu chứng minh công dụng
● Được các cơ quan chức năng cấp phép
|