Đau nhức, tê bì, teo cơ… là những dấu hiệu thường gặp của biến chứng cơ xương khớp
|
Mật độ xương thấp hơn 20-30% so với người bình thường cũng là nguyên nhân dẫn đến biến chứng xương khớp ở người đái tháo đường |
Theo Bs. Lâm Đình Phúc – Nguyên trưởng khoa Nội tiết - Đái tháo đường – Bệnh viện nội tiết Trung Ương: “Mật độ xương thấp hơn 20-30% so với người bình thường cũng là nguyên nhân dẫn đến biến chứng cơ xương khớp ở người đái tháo đường. Biến chứng cơ xương khớp thường tiến triển âm thầm, lúc đầu người bệnh chỉ có cảm giác khó khăn khi co duỗi ngón tay cho đến khi ngón tay hoàn toàn cong gập và đau buốt. Hơn nữa, do tổn thương thần kinh và mạch máu làm cho người bệnh giảm cảm giác ở những vùng tổn thương nên thường chủ quan. Chính vì những biến chứng trên hệ cơ, xương, khớp chưa được người bệnh đái tháo đường lưu ý đến và thường bỏ qua các triệu chứng ban đầu, dẫn đến bệnh tiến triển ngày càng nặng nề và khó khăn hơn trong điều trị”.
Các biểu hiện thường thấy của bệnh có thể chia hai nhóm, gồm nhóm biến chứng ở gân cơ và nhóm biến chứng ở khớp và tổ chức quanh khớp. Trong đó nhóm biến chứng ở gân cơ biểu hiện với hội chứng ống cổ tay, ống cổ chân, hội chứng bàn tay cứng, hội chứng Dupuytren và hội chứng ngón tay lò xo. Các hội chứng này đều có những biểu hiện như tê ở bàn tay hoặc bàn chân hoặc da và cơ tay chân dày lên, co rút khiến các ngón bị co quắp... Biến chứng ở khớp và tổ chức quanh khớp với hội chứng khớp đông cứng, hội chứng vai tay gây đau lan tỏa từ trên vai lan xuống đến bàn, ngón tay, đau rất nhiều kèm theo rối loạn vận mạch (tay sưng phù, da đỏ, tím...) và thiểu dưỡng cơ, teo cơ nếu ở giai đoạn muộn....
Ổn định đường huyết sớm là yếu tố quyết định giúp phòng ngừa biến chứng cơ xương khớp
Theo Bs. Phúc, ổn định đường huyết sớm là yếu tố quyết định để phòng ngừa các biến chứng cơ xương khớp ở người đái tháo đường. Theo đó, áp dụng chế độ ăn, tập thể dục, dùng thuốc và sử dụng các sản phẩm thảo dược hợp lý là cách tốt nhất để kiểm soát đường huyết và huyết áp. Trước hết, người bệnh cần duy trì một chế độ ăn lành mạnh bao gồm các loại thực phẩm ít chất béo, ít calo, bổ sung rau xanh, trái cây, thịt nạc trắng. Tránh lối sống tĩnh tại, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 lần một tuần với các môn thể thao phù hợp sức khỏe như bơi lội, đi bộ, đạp xe...
Kiểm tra và chăm sóc bàn tay, bàn chân hàng ngày là điều bắt buộc đối với người bệnh tiểu đường, đặc biệt là khi đã có triệu chứng tê bì tay chân, nhằm phát hiện và điều trị sớm các vết thương trước khi chúng trở nên nghiêm trọng. Thường xuyên có các bài tập cho bàn tay, bàn chân nhằm giúp tăng lưu thông máu, đồng thời kích thích làm giảm căng thẳng cho các dây thần kinh để giảm nguy cơ biến chứng cho xương khớp.
Đặc biệt, người bệnh nên sử dụng các thảo dược thiên nhiên giúp điều hòa đường trong máu, giảm chỉ số HbA1c, giảm thiểu nguy cơ của các biến chứng tiểu đường. Hiện nay, nhóm thảo dược gồm khổ qua, tảo Spirulina, dây thìa canh, hoài sơn, thương truật, sinh địa và linh chi được các chuyên gia tin tưởng vì giúp hạ đường huyết hiệu quả, an toàn với người bệnh. Theo nghiên cứu, khi sử dụng các thảo dược này sẽ giúp hạ đường huyết, giảm chỉ số HbA1c, phòng ngừa các biến chứng do đái tháo đường gây ra. Bên cạnh đó còn giúp làm giảm liểu thuốc tân dược ở những trường hợp đái tháo đường tuyp 2 mức độ vừa và nhẹ.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập website tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để được biết thêm chi tiết.
Số giấy phép QC: 1102/2015/XNQC-ATTP
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
|