Cảnh hồi sinh những trái tim 'lỗi nhịp' tại Bệnh viện Bạch Mai

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam, 27/2, hãy cùng Báo Pháp luật Việt Nam tri ân, tôn vinh những “chiến sỹ áo trắng” và những người giúp hồi sinh các trái tim “lỗi nhịp” ...
Toàn cảnh phòng mổ.
Toàn cảnh phòng mổ.

Trong y tế, phẫu thuật tim là những phẫu thuật sửa chữa các tổn thương tại tim do bẩm sinh hoặc bệnh lý. Đây là một trong những chuyên ngành phẫu thuật được xếp vào loại phức tạp và căng thẳng nhất. Một phẫu thuật viên (PTV) cần phải trải qua quá trình đào tạo 10 năm hoặc lâu hơn mới có khả năng thực hiện được các kỹ thuật này. Bên cạnh đó, sự phối hợp tốt, nhịp nhàng của nhóm phẫu thuật bao gồm người phụ phẫu thuật, BSGM (bác sĩ gây mê), bác sĩ chạy máy, điều dưỡng phòng mổ cũng là yếu tố rất quan trọng góp phần tạo nên thành công cho ca phẫu thuật.

Thầy thuốc ưu tú, TS.BS Dương Đức Hùng - quyền Chủ tịch Hội đồng quản lý kiêm Phó Giám đốc phụ trách hệ Ngoại, đồng thời là Trưởng Đơn vị phẫu thuật tim mạch - Viện tim mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai

Thầy thuốc ưu tú, TS.BS Dương Đức Hùng - quyền Chủ tịch Hội đồng quản lý kiêm Phó Giám đốc phụ trách hệ Ngoại, đồng thời là Trưởng Đơn vị phẫu thuật tim mạch - Viện tim mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai

Nếu ví ca phẫu thuật như một dàn nhạc giao hưởng thì PTV chính là người nhạc trưởng. Với mỗi PTV, trước khi bước qua cánh cửa của phòng phẫu thuật, họ dường như phải khép lại tất cả những lo toan thường nhật bởi trước mắt họ chính là sinh mệnh, là sức khỏe người bệnh và họ không cho phép mình được mắc sai lầm nào dù là nhỏ nhất.

Những người phụ phẫu thuật đóng vai trò là “kép” phụ nhưng vai trò của họ cũng không kém phần quan trọng. Họ và người hiểu PTV chính nhất, biết họ cần gì, sẽ làm gì tiếp theo vì thế mà luôn phải phối hợp nhuần nhuyễn nhất trong từng thao tác. Đôi khi trong những tình huống khó khăn chính họ lại là người đưa ra phương án tư vấn tối ưu nhất cho PTV chính.

Bác sỹ gây mê

Bác sỹ gây mê

BSGM, được gọi là những người hùng thầm lặng của ca phẫu thuật. Họ phụ trách việc gây mê, kiểm soát đường thở, kiểm soát huyết động và hồi sức bệnh nhân sau mổ - phần việc hết sức quan trọng để có một ca mổ thành công. Với những ca mổ nặng, phức tạp dù là PTV kinh nghiệm đến đâu trước khi bước vào ca mổ, câu hỏi đầu tiên họ quan tâm đó là “Hôm nay bác sĩ nào gây mê?” - điều đó cho thấy vai trò của BSGM cũng quan trọng thế nào.

Ca phẫu thuật tim được thực hiện.

Ca phẫu thuật tim được thực hiện.

Năm 1953, ca phẫu thuật tim hở đầu tiên được tiến hành tại Mỹ, từ đó trong chuyên ngành phẫu thuật tim có thêm một lĩnh vực mới - bác sĩ chạy máy. Ít người biết rằng trong các ca phẫu thuật tim, tim và phổi bệnh nhân tạm thời ngừng hoạt động và thay thế đó là hệ thống máy tim phổi nhân tạo làm nhiệm vụ trao đổi Oxy, bơm máu đi nuôi cơ thể. Người điều khiển hệ thống máy này chính là bác sĩ chạy máy.

Bác sĩ chạy máy
Bác sĩ chạy máy
Điều chỉnh các thông số máy thở

Điều chỉnh các thông số máy thở

Điều dưỡng phòng mổ là điều dưỡng phụ gây mê, đưa dụng cụ hoặc chạy vòng ngoài, phụ trách việc chuẩn bị thuốc men, dụng cụ phẫu thuật, đưa đón vận chuyển bệnh nhân. Những công việc này đòi hỏi sự cần mẫn, chỉnh chu, vì vậy phần lớn là do các nữ điều dưỡng thực hiện. Nghề điều dưỡng nhiều áp lực, điều dưỡng phòng mổ còn áp lực hơn gấp bội. Các ca mổ có dự tính thời gian, song không phải lúc nào cũng chính xác. Có ca phải kéo dài hơn dự kiến, tính chất công việc phải đi lại, đứng liên tục 8 - 10 tiếng đồng hồ...

Điều dưỡng phòng mổĐiều dưỡng phòng mổ

Đại dịch COVID-19 ập đến, gác lại công việc thường nhật, tạm xa gia đình những PTV, điều dưỡng tim mạch cùng các đơn vị khác trong bệnh viện Bạch Mai đã vào TP Hồ Chí Minh tham gia chống dịch. Những tưởng phẫu thuật tim và công tác chống dịch là hai chuyên ngành khác hẳn nhau nhưng với tinh thần làm việc bền bỉ, quen với môi trường làm việc đòi hỏi sự căng thẳng, áp lực nên các “chiến binh áo trắng” đã nhanh chóng nắm bắt quy trình điều trị và góp phần vào thành quả chống dịch chung của toàn bệnh viện.

Ca mổ kéo dài từ 8h tối hôm trước đến 1h sáng hôm sau.

Ca mổ kéo dài từ 8h tối hôm trước đến 1h sáng hôm sau.

Bác sĩ Trần Thanh Tùng, điều dưỡng Trần Thị Hiền chia sẻ: “Dù quần áo có ướt đẫm mồ hôi, dù bàn tay có nhăn nheo vì đeo găng 6 - 7 tiếng đồng hồ tại Bệnh viện Dã chiến cũng không thấm tháp so với những ca mổ cấp cứu hay các ca mổ phiên kéo dài 9 - 10 tiếng tại đơn vị phẫu thuật tim mạch. Chính tình yêu với công việc và được tận mắt chứng kiến những con tim hồi sinh trở lại đã giúp chúng tôi có động lực để vượt qua những khó khăn, vất vả này”.

Trong hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Đơn vị Phẫu thuật tim mạch là một trong những đơn vị phát triển chuyên sâu, mũi nhọn của Viện tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai.

Hằng năm Viện đã phẫu thuật cho hơn 1.000 bệnh nhân, trong đó có những kỹ thuật phức tạp như: Phẫu thuật điều trị bênh lý lóc động mạch chủ; Phẫu thuật Ross trong điều trị bệnh lý van động mạch chủ ở người trẻ tuổi; Phẫu thuật thay gốc động mạch chủ bằng van homograft trong các trường hợp van bị nhiễm trùng, áp xe phá huỷ gốc động mạch chủ; Phẫu thuật ít xâm lấn bệnh lý van hai lá, van động mạch chủ, tim bẩm sinh…

Đọc thêm