Chàm sữa ở trẻ và cách cải thiện nhanh với Eczestop

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là bệnh ngoài da ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển của trẻ. Cách chữa chàm sữa không khó nhưng để hiểu tường tận nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp thì không phải ai cũng biết. Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Nguyên nhân trẻ bị chàm sữa

Nguyên nhân chính xác gây nên bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh đến nay vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố khách quan có thể gây nên tình trạng chàm sữa ở trẻ, cụ thể:

Biểu hiện bệnh chàm sữa ở trẻ em ở nhiều vị trí khác nhau

Biểu hiện bệnh chàm sữa ở trẻ em ở nhiều vị trí khác nhau

● Yếu tố di truyền: Theo nhiều nghiên cứu da liễu, tình trạng chàm sữa xuất hiện ở trẻ sơ sinh có thể hình thành từ các yếu tố di truyền. Với những em bé có bố mẹ, người thân có tiền sử bị dị ứng, viêm da cơ địa, hen suyễn thì tỷ lệ mắc chàm sữa là 60-80%.

● Do cơ địa: Bản chất làn da của trẻ sơ sinh đã rất nhạy cảm. Với những bé có nền da yếu lại bị tác động bởi môi trường và các tác nhân kích thích từ bên ngoài càng dễ khiến da trở nên mẫn cảm, gây chàm sữa.

● Ảnh hưởng từ môi trường sống: Không chỉ ảnh hưởng đến da mà yếu tố môi trường còn tác động rất lớn đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Vì vậy, đặc biệt với bé bị chàm sữa, bố mẹ nên hết sức cẩn thận với khói bụi, hóa chất và vi khuẩn để tránh tình trạng viêm da trở nặng.

Lông động vật có thể khiến bé khởi phát bệnh chàm sữa

Lông động vật có thể khiến bé khởi phát bệnh chàm sữa

● Dị ứng thực phẩm: Đây là lý do thường gặp, gây chàm sữa ở trẻ sơ sinh. Ở giai đoạn bú sữa mẹ, các con thường bị dị ứng với những thực phẩm mà mẹ nạp vào thông qua nguồn sữa. Các nhóm thực phẩm giàu chất béo, tanh hay sản phẩm từ trứng, sữa thường gây ra vấn đề này.

● Nhiễm khuẩn trên da: Một nguyên nhân khác làm bùng phát chàm sữa ở trẻ có thể nhắc đến là do con bị nhiễm khuẩn. Các chủng virus gây bệnh trên da như: Staphylococcus aureus, nấm hoặc ghẻ.

Những điều mẹ cần lưu ý khi chữa chàm sữa cho bé tại nhà

Phụ huynh cần phải lưu ý một số vấn đề sau khi bé nhà mình bị chàm sữa:

● Nên tắm cho bé bằng nước ấm khoảng 1-2 lần mỗi ngày. Không nên tắm quá 15 phút, không để trẻ phải ngâm nước quá lâu.

● Không nên lựa chọn sữa tắm chứa chất tẩy rửa mạnh, xà phòng. Hãy chọn các sữa tắm nhẹ dịu với làn da của bé.

● Sau khi tắm xong cho trẻ, nên thấm khô bằng khăn mềm, tránh lau mạnh tay chà xát lên da của bé. Sau đó nên bôi kem giữ ẩm.

● Lựa chọn quần chất liệu cotton 100%, không cho bé mặc đồ chật.

● Không để trẻ tiếp xúc với khói bụi, lông động vật. Phòng của trẻ phải luôn thoáng mát, nhiệt độ, độ ẩm hợp lý.

● Tìm hiểu thực phẩm mà trẻ bị dị ứng để loại bỏ ra khỏi thực đơn hàng ngày. Nếu bé đang bú sữa mẹ, mẹ tuyệt đối không ăn các thực phẩm đó.

Bé bị chàm sữa bôi thuốc gì?

Đối với trẻ sơ sinh bị chàm sữa, có rất nhiều thuốc và sản phẩm dùng ngoài da như thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin, kem dưỡng ẩm. Kể cả da người lớn hay da trẻ em đều có tính chất riêng như da khô, da hỗn hợp, da nhạy cảm… Nắm được tính chất da của con sẽ giúp cha mẹ lựa chọn được các sản phẩm phù hợp:

● Bé có làn da khô nên sử dụng thuốc mỡ giúp duy trì độ ẩm, ngăn ngừa mất nước trên da.

● Với trẻ có da hỗn hợp nên dùng dạng lotion để tinh chất dễ thẩm thấu vào da và không gây bết dính.

● Trẻ có da nhạy cảm phù hợp với kem bôi dưỡng ẩm.

● Lựa chọn được loại thuốc bôi phù hợp với làn da của bé vừa giúp việc điều trị chàm sữa nhanh hơn vừa hạn chế được các tác dụng không mong muốn xảy ra trên làn da nhạy cảm của con yêu.

Trẻ bị viêm da cơ địa nên bôi gì?

Trẻ bị viêm da cơ địa nên bôi gì?

Hạn chế lựa chọn các thuốc bôi chứa corticoid

Không thể phủ nhận hiệu quả nhanh chóng của thuốc bôi chứa corticoid trong điều trị chàm sữa, nhưng tác dụng phụ mà nó gây ra cũng rất nguy hiểm. Corticoid có thể làm kích ứng da, gây ngứa rát, khô da, mỏng da, giãn tĩnh mạch, rạn da. Nếu chàm sữa xuất hiện ở mặt của bé, tuyệt đối không sử dụng thuốc bôi chứa corticoid.

Với trường hợp bệnh chàm của bé chuyển biến nặng hơn cần phải sử dụng đến corticoid thì cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia da liễu hoặc nhân viên y tế. Đặc biệt chú ý không tự ý sử dụng thuốc bôi trị chàm sữa chứa corticoid.

Dùng kem thảo dược Eczestop hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa cho trẻ em

Làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng, nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Đặc biệt, nếu đang bị chàm sữa mà bé sử dụng hóa mỹ phẩm thì càng dễ bị kích ứng. Bé cũng không thể dùng thuốc tổng hợp để bôi hàng ngày. Vì vậy, để lựa chọn kem bôi trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh, bạn nên xem xét chọn các sản phẩm có thành phần tự nhiên, an toàn, nhẹ dịu với làn da của bé.

Một trong những sản phẩm thảo dược hàng đầu hiện nay được bác sĩ da liễu khuyên dùng cho trẻ bị viêm da cơ địa chính là kem làm sạch da Eczestop - hết ngứa, sạch eczema. Kem bôi Eczestop có thành phần chính là kẽm salicylate, dầu hạt neem, dầu dừa, núc nác, chitosan, nano bạc. Công thức thành phần này đã được nghiên cứu kỹ lưỡng tại Viện công nghệ thực phẩm Việt Nam, từng thành phần được tuyển chọn với những tác dụng nổi bật với làn da.

Eczestop rất phù hợp cho trẻ từ 2 tuổi bị viêm da cơ địa

Eczestop rất phù hợp cho trẻ từ 2 tuổi bị viêm da cơ địa

Nghiên cứu của tác giả Kim JE tại khoa Da liễu, Bệnh viện Đại học Hanyang, Hàn Quốc năm 2014 trên 58 trẻ mắc bệnh viêm da và 43 trẻ đối chứng cho kết quả: Sau 8 tuần bổ sung kẽm, tình trạng ngứa, mất ngủ và các biểu hiện trên da trẻ bị chàm được cải thiện đáng kể so với nhóm đối chứng.

Kẽm salicylate hiệu quả trong cải thiện tình trạng chàm ở trẻ

Kẽm salicylate hiệu quả trong cải thiện tình trạng chàm ở trẻ

Tinh dầu hạt neem và chiết xuất núc nác cũng được chứng minh có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn rất tốt và đã được sử dụng từ lâu trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm da, chàm sữa… Ngoài ra, dầu hạt neem còn có tác dụng làm liền sẹo nhanh trong trường hợp các vết thương trên da chậm lành.

Năm 2019, nghiên cứu của Vaibhav Bansal và cộng sự đã cho thấy, neem có hoạt tính kháng khuẩn cao nhất với vùng ức chế trung bình là 11,4 mm, cao hơn cả hợp chất hóa học giúp khử trùng và sát trùng chlorhexidine. Còn dầu dừa có tác dụng giữ ẩm, làm sạch vảy da, phục hồi, tái tạo da nên rất phù hợp cho làn da của bé đang bị chàm sữa.

Hi vọng những thông tin trên đây là hữu ích giúp bạn chăm sóc trẻ bị chàm sữa hiệu quả hơn. Đặc biệt, đừng quên duy trì cho trẻ bôi kem Eczestop mỗi ngày để hỗ trợ cải thiện chàm sữa cho trẻ hiệu quả bạn nhé.

* Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Đọc thêm