Sự phát triển thần tốc của các đô thị ngày nay đã dẫn đến việc các thế hệ sau dần dần quên đi nguồn gốc của chúng. Những đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong một môi trường vật chất cảm thấy xa lạ với những bản sắc văn hóa đã từng nuôi dưỡng ông bà và cha mẹ của chúng. Ngôi nhà được nhóm kiến trúc sư lên ý tưởng dựa trên những băn khoăn đó.
Ngôi nhà có hướng Đông Nam, với chiều dài đất rộng lớn là một lợi thế đối với các kiến trúc sư. Các không gian trong nhà được sắp xếp theo trình tự sau: không gian buôn bán - sân trong - phòng khách - bàn ăn, nhà bếp - sân phụ - phòng ngủ. Nơi thờ cúng, phòng học tập và các phòng ngủ khác ở tầng 1 và tầng 2 được sắp xếp từ ngoài vào trong.
|
Chiều dài ngôi nhà là một lợi thế đối với các kiến trúc sư (Ảnh: Archdaily) |
Kiến trúc của khu vực Tây Nam Bộ sử dụng vị trí của mỗi không gian sống để phản ánh vai trò của nó trong lối sống của gia chủ. Các yếu tố linh hoạt và cộng đồng trong ngôi nhà được thể hiện thông qua các khu vườn nằm giữa các không gian hay các mái hiên kéo dài từ bên trong ra bên ngoài để làm nơi sinh hoạt, trò chuyện với hàng xóm.
|
Sân trong bố trí nhiều cây xanh. (Ảnh: Archdaily) |
|
Phòng khách với phong cách thiết kế mộc mạc (Ảnh: Archdaily) |
|
Bếp sử dụng gam màu tối giản, mộc mạc tạo cảm giác hoài cổ (Ảnh: Archdaily) |
|
Khu vực bàn ăn (Ảnh: Archdaily) |
|
Không gian phòng ngủ thoáng mát.(Ảnh: Archdaily) |
|
Các phòng đều có cửa sổ (Ảnh: Archdaily) |
Cấu trúc mái nhà được lát gạch gốm dựa trên vần điệu và nhịp điệu. Do đó, nhìn từ trên cao các gian nhà được tách ra như các ngôi nhà bè trong văn hóa sông nước của người miền Tây, lênh đênh nhưng không cô độc. Các không gian tĩnh từ từ lùi dần theo độ sâu của ngôi nhà, với ranh giới giữa chúng chỉ mang tính tương đối, ước lệ. Sự sắp xếp này giúp xử lý hệ thống thông gió giữa các phòng và giảm tiếng ồn trong phòng ngủ.
|
Cấu trúc mái nhà được lát gạch gốm dựa trên vần điệu và nhịp điệu (Ảnh: Archdaily) |