Chim bay đi với tiếng kêu thảng thốt...

(PLVN) - Tháng 7 âm lịch luôn là một tháng đặc biệt trong đời sống tâm linh người Việt. Tháng để người sống “chuyện trò” với người đã khuất, gửi gắm nhiều tâm nguyện. Nhưng trong hành trình đó, không phải điều nào người trần làm cũng đúng.... Tác giả: Tuấn Ngọc

Đã quá nhiều lần tôi có dịp

xem con người phóng sinh động

vật. Điều đó khiến tôi sợ hãi và lo

âu. Vẫn biết rằng, phóng sinh là

một hành động của con người rất

nhân văn khi cứu vớt động vật

đang mắc kẹt muốn tìm sự sống.

Đó là cái duyên tình cờ chứ không

phải sắp đặt hay lên kế hoạch.

Thế nhưng, con người bây giờ

phóng sinh đều có kế hoạch. Họ

ra chợ mua chim, cá... rồi nhờ

một vị sư cúng bái, sau đó họ thả

chim bay đi, cá xuống ao hồ.

Hành động như vậy có thật là

nhân văn, là phóng sinh động vật

hay là hành hạ con vật?

Sở dĩ hỏi vậy vì một con chim

đang bay tự do bị bẫy, bắt về nhốt

vào lồng, bán cho người có nhu

cầu phóng sinh và người đó mua

rồi thả nó ra với danh nghĩa là

“phóng sinh”. Có điều gì đó

không phải khi người ta gọi đó là

“cứu vớt động vật”.

Người đời càng có nhu cầu

phóng sinh nhiều thì người đi bắt

chim lại càng nhiều, con chim vừa

được phóng sinh lại bị bắt lại bán

cho người khác. Con cá, con ốc,

lươn cũng phải sống trong “hành

trình sợ hãi” và vòng tròn nghiệt

ngã đó.

Cái vòng tròn đó khiến cho

nhiều con chim khi thả ra không

thể bay nổi vì quá sợ, quá mệt.

Con cá khi được thả xuống hồ, ao,

sông ở đầu này thì đầu kia, đội

ngũ đi câu, giăng lưới đã sẵn sàng

hốt trọn lại.

Con chim ngơ ngác, tiếng kêu

thảng thốt, con cá vừa chạm nước

đã bị cất vó, giãy giụa đau lòng.

Đó là cách hành hạ con vật được

che đậy bằng ngôn từ nhân bản là

“phóng sinh”, mua vui cho những

ai thích mượn điều thiện lành,

nhưng thực sự lại đang gieo

nghiệp ác vì đã chọn sai đường.

Còn nhớ, PGS TS LêAnh Tuấn

- Đại học Cần Thơ đã từng nói

một điều rất đáng để chúng ta suy

ngẫm: “Phóng sinh là một việc

làm nhân đạo. Khi thấy một con

vật bị bẫy, bị trói, bị bắt nhốt, bị

đem bán đi để dẫn đến cái chết

đau đớn của nó, ta đứng ra xin lại,

hay bỏ tiền để mua hay chuộc rồi

đem về chữa trị (nếu nó bị

thương), cho nó ăn (nếu nó bị