Chính sách sử dụng sách giáo khoa ở các nước

0:00 / 0:00
0:00
Chính phủ các nước ở châu Á áp dụng những chính sách khác nhau về sách giáo khoa, bao gồm buộc phụ huynh phải mua, cung cấp miễn phí hoặc cho học sinh mượn.

Chính phủ các nước ở châu Á áp dụng những chính sách khác nhau về sách giáo khoa, bao gồm buộc phụ huynh phải mua, cung cấp miễn phí hoặc cho học sinh mượn.

Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), ở khu vực Nam Á, các quốc gia Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan và Sri Lanka chỉ cung cấp sách giáo khoa (SGK) miễn phí cho những trường phổ thông công lập.

Sách giáo khoa trong một trường học ở Mỹ. Ảnh: Trần Thắng

Sách giáo khoa trong một trường học ở Mỹ. Ảnh: Trần Thắng

Trong khi đó, có những quốc gia dùng ngân sách để mua SGK phục vụ cho học sinh (HS) các cấp từ tiểu học đến THPT. Chẳng hạn, chính phủ Nhật Bản chịu chi phí mua SGK cho HS các cấp tại tất cả trường phổ thông công lập lẫn tư thục. Kể từ năm 2017, Trung Quốc áp dụng chính sách SGK miễn phí cho HS các cấp, theo hình thức cho mượn rồi hết năm học trả lại để tái sử dụng.

Riêng ở khu vực Đông Nam Á, kể từ năm 2008, SGK là miễn phí dành cho tất cả HS tại Malaysia và phụ huynh chỉ trả tiền nếu con em làm mất sách. Myanmar và Thái Lan cũng có chính sách SGK tương tự Malaysia.

Ngoài ra, phụ huynh tại những quốc gia khác như Hàn Quốc, Singapore, Indonesia phải mua SGK cho con em mình, với mức giá do chính phủ kiểm soát. Trong một số tình huống, chính phủ sẽ có biện pháp can thiệp để giảm mức giá SGK do các nhà xuất bản đưa ra. Chẳng hạn, vào năm 2014, chính phủ Hàn Quốc từng yêu cầu các nhà xuất bản phải giảm 35 - 45% giá SGK.

Tuy nhiên, việc bắt buộc mua SGK gây ra không ít trở ngại về mặt tài chính cho những bậc cha mẹ có thu nhập thấp. Chẳng hạn, ở Indonesia, trước tình trạng nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể mua SGK cho con em mình, Bộ Giáo dục đăng tải tất cả SGK dưới định dạng PDF trên website để HS có thể tải về xem hoặc in ra với giá rẻ hơn. Ở Singapore, các tổ chức phi chính phủ tiến hành những chương trình quyên góp để cung cấp SGK miễn phí cho gia đình có thu nhập thấp.

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT), cho hay tại Pháp, Đức, Hà Lan, New Zealand, Thụy Điển và Thụy Sĩ, các cơ quan quản lý giáo dục T.Ư hoặc địa phương sẽ phát miễn phí SGK. Tại Ý, phụ huynh mua SGK cho con (miễn phí cho HS nghèo). Trong khi đó, Pháp, Thụy Sĩ quy định phụ huynh chỉ phải mua SGK cho con ở bậc THPT. Để kiềm chế giá, tần số thay đổi SGK chịu sự kiểm duyệt như ở Ý (khoảng thời gian mỗi lần thay đổi không xác định), Pháp và Nhật Bản (thay đổi tối thiểu 4 năm một lần), và ở bang Kentucky - Mỹ (chu kỳ 6 năm).

Đọc thêm