Thứ nhất, Chủ tịch nước phải phối hợp chặt chẽ với Quốc hội, Chính phủ, tích cực xây dựng thể chế, kiến nghị hoàn thiện văn bản luật liên quan đến quyền hạn của Chủ tịch nước.
Chủ tịch nước của nhiệm kỳ tới cũng cần tiếp tục triển khai chương trình cải cách Tư pháp giai đoạn 2016-2020, trong đó tổ chức xây dựng pháp luật, kiện toàn bộ máy, hoạt động bổ trợ Tư pháp, hoàn thiện Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách Tư pháp tới 2020.
Chủ tịch nước cũng luôn luôn phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gặp gỡ, lắng nghe góp ý của các tầng lớp nhân dân và người Việt Nam ở nước ngoài để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước.
Chủ tịch nước cũng luôn luôn tham gia chỉ đạo hoạt động ngoại giao của Đảng, Nhà nước, thực hiện nhất quán đường lối ngoại giao độc lập tự chủ, hòa bình hợp tác và phát triển, đa phương hóa đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế, không ngừng nâng cao vị thế của đất nước.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong nhiệm vụ của Chủ tịch nước là công tác chỉ đạo mọi mặt công tác xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, cụ thể hóa quyền hạn thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân.