Chủ trương giao rừng ở Ba Vì có dấu hiểu bị cản trở

Đầu năm 2010 Thủ tướng Chính phủ đã cho phép bàn giao 30,3 ha đất rừng đặc dụng dưới cos 100 thuộc xã Vân Hòa về Vườn quốc gia Ba Vì (Hà Nội) để tiếp tục quản lý và cho Công ty Bình Minh thuê môi trường rừng đặc dụng, phát triển kinh doanh du lịch sinh thái gắn với khu du lịch Thiên Sơn – Suối Ngà. Tuy nhiên, chủ trương này đang có dấu hiệu bị cản trở. 


Từ thành công bước đầu của đề án thí điểm sử dụng môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái, đầu năm 2010 Thủ tướng Chính phủ đã cho phép bàn giao 30,3 ha đất rừng đặc dụng dưới cos 100 thuộc xã Vân Hòa về Vườn quốc gia Ba Vì (Hà Nội) để tiếp tục quản lý và cho Công ty Bình Minh thuê môi trường rừng đặc dụng, phát triển kinh doanh du lịch sinh thái gắn với khu du lịch Thiên Sơn – Suối Ngà. Tuy nhiên, chủ trương này đang có dấu hiệu bị cản trở. 

Một phối cảnh hài hòa

Tháng 6/2003, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chính thức phê duyệt phương án thuê môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái kết hợp bảo vệ và phát triển rừng của Công ty Bình Minh. Theo đó, vị trí, ranh giới của phương án được duyệt là 393,3ha (thuộc phân khu phục hồi sinh thái Vườn quốc gia Ba Vì).

Mục tiêu phương án là bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện còn, trồng mới và làm giàu rừng ở phân khu phục hồi sinh thái, góp phần vào công tác bảo tồn Vườn quốc gia Ba Vì. Thông qua du lịch sinh thái, giáo dục cho mọi người ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống và góp phần làm đẹp cảnh quan môi trường. Đồng thời, tạo thêm việc làm và phát triển thêm ngành nghề, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương...

Chủ trương giao rừng ở Ba Vì có dấu hiểu bị cản trở ảnh 1
30,3 ha đất rừng đã được Chính phủ giao cho Vườn quốc gia Ba Vì nhưng một số người dân đã trồng cau, rào bằng dây thép gai.

Tiếp đó, năm 2009, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tây (cũ) Khuất Hữu Sơn đã ký quyết định “duyệt quy hoạch khu du lịch Thiên Sơn – Suối Ngà thuộc xã Vân Hòa, huyện Ba Vì đến năm 2010” cho Công ty Bình Minh với quy mô dự án là 450ha.

Trung tuần tháng 3, có mặt tại khu du lịch trong tiết mưa phùn lất phất, chúng tôi tận mắt chứng kiến một phối cảnh hài hòa giữa dấu ấn lao động sáng tạo của con người với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ.

 “Khu du lịch Thiên Sơn – Suối Ngà là khu du lịch lớn và đẹp nhất trong tất cả các khu du lịch quanh Hà Nội mà tôi và gia đình đã có dịp dừng chân. Đến đây, chúng tôi thực sự được hòa mình vào thiên nhiên, một vùng non nước gần như tách biệt hẳn với đời sống hằng ngày”, khách du lịch Phạm Hoài Thi cho biết.

Theo cán bộ của khu du lịch Thiên Sơn – Suối Ngà, bình quân mỗi năm nơi đây đón hơn 250.000 nghìn lượt khách đến tham quan. “Công ty luôn ý thức môi trường sinh thái chính là thế mạnh kinh doanh nên rừng được bảo vệ hết sức nghiêm ngặt.  Mà Ba Vì là đỉnh thiêng của Tổ quốc, nơi ngự của Đức Thánh Tản Viên, vì vậy không ai bảo ai, kể cả cán bộ công nhân viên khu du lịch và du khách đều toàn tâm tôn trọng, đâu dám làm kinh động” - ông này cho hay.

Chủ trương giao rừng có dấu hiểu bị cản trở

 “Các hoạt động đầu tư, kinh doanh dịch vụ tại các khu du lịch sinh thái ở địa phương là điều kiện cơ bản tạo nên sự thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn miền núi, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo” - Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT) khẳng định.

Mới đây, tại hội nghị “Tổng kết đánh giá đề án thí điểm sử dụng môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái và giáo dục hướng nghiệp tại Vườn quốc gia Ba Vì”, Bộ NN&PTNT khẳng định, rừng được quản lý và bảo vệ tốt, không để xảy ra cháy và các tác động bất lợi đến rừng, nhiều diện tích rừng được phục hồi. Nhận thức của người dân được nâng cao, môi trường cảnh quan và các điểm di tích được bảo vệ tôn tạo. Cũng từ năm 2003, Vườn quốc gia Ba Vì đã không phải thanh toán tiền khoán bảo vệ rừng, không phải cấp vốn để đầu tư trồng rừng mới và làm giàu rừng.

Ngoài ra, đề án thí điểm đã tăng thu cho ngân sách địa phương thông qua hoạt động du lịch sinh thái của các đơn vị; góp phần mở ra thị trường to lớn tại chỗ để tiêu thụ nông sản, thực phẩm và hàng hóa do nhân dân địa phương sản xuất.

Đặc biệt, kết quả sau 5 năm thực hiện cho 6 đơn vị thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái tại Ba Vì (tính đến thời điểm 2009), theo Bộ NN&PTNT đã thu hút và tạo việc làm ổn định cho gần 1.600 lao động, nhiều nghề thủ công mỹ nghệ dân gian được phục hồi, phát triển, phát huy văn hóa bản địa. Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ của người dân vùng đệm thực hiện 5 năm qua gần 60 tỷ đồng.

Ngoài ra, từ khi các dự án được triển khai thì an ninh trật tự, nếp sống văn minh, lành mạnh ở các điểm du lịch được đảm bảo.

Từ thành công bước đầu của đề án thí điểm sử dụng môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái, trên cơ sở đề nghị của Bộ NN&PTNT, tháng 1/2010, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bàn giao 30,3 ha đất rừng đặc dụng dưới cos 100 thuộc xã Vân Hòa về Vườn quốc gia Ba Vì để tiếp tục quản lý và cho Công ty Bình Minh thuê môi trường rừng đặc dụng, phát triển kinh doanh du lịch sinh thái gắn với khu du lịch Thiên Sơn – Suối Ngà.

Tâm huyết với Ba Vì và được Chính phủ tạo điều kiện, tuy nhiên đến nay đơn vị được thuê lại đang gặp vướng mắc. Một số thông tin cho biết, hiện tại 30,3 ha rừng nói trên đã bị một số cá nhân mua đi, bán lại. Có mặt tại hiện trường, theo quan sát của phóng viên, phía ngoài khu đất 30,3 ha nói trên hiện tại đã bị trồng cây cau vua kéo dài, một số nơi đã bị đóng cọc bê tông và rào bằng lưới thép chắc chắn nhằm khẳng định “chủ quyền”. 

Có hay không việc buôn bán trao tay đất rừng đặc dụng và ai đứng sau kịch bản này, PLVN sẽ sớm trở lại vấn đề.

Như Trang

Đọc thêm