Chuyện đoàn viên xa và một Trung thu chẳng thể về nhà

(PLVN) - Một mùa Trung Thu nữa lại sắp đến với những mong ước đoàn viên của những người con xa xứ. Thế nhưng, trong bối cảnh dịch bệnh Covid, đoàn viên xa dường như là viễn cảnh khó tránh.

Trong văn hóa người Việt, ngày Tết Trung Thu được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch là một trong những dịp lễ quan trọng nhất trong năm. Từ ý nghĩa khởi nguồn là dịp lễ tạ ơn Rồng mang mưa tới cho mùa màng bội thu, theo thời gian, ngày lễ này dần trở thành dịp để trẻ em vui chơi, cũng là thời điểm các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau. Bởi vậy, ngày lễ này còn được gọi là Tết Đoàn viên. Dù bận rộn thế nào, ở xa đến đâu, mọi người đều cố gắng sắp xếp thời gian để được trở về đoàn tụ cùng những người thân yêu.

Tết Trung Thu năm “en Cô Vy”: Đường về nhà chưa bao giờ xa đến thế

Dịch bệnh “en Cô Vy” với những diễn biến phức tạp cùng thiên tai liên tiếp đã khiến cho xã hội chao đảo. Dù may mắn hơn rất nhiều so với những quốc gia khác, nền kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi những hệ lụy. Người bị cắt giảm lương thưởng, người mất việc, giao thông đình chỉ, … là câu chuyện không của riêng ai trong “năm COVID” này.

Tình hình kinh tế khó khăn cùng nỗi lo dịch bệnh khiến nhiều người phải cân nhắc kỹ lưỡng chuyện về quê dịp Trung Thu này.
Tình hình kinh tế khó khăn cùng nỗi lo dịch bệnh khiến nhiều người phải cân nhắc kỹ lưỡng chuyện về quê dịp Trung Thu này. 

Nằm trong số những người lao động bị cắt giảm 30% lương của doanh nghiệp X, anh Nam chia sẻ: “Dịch bệnh khó khăn, công ty làm ăn kém nên toàn bộ nhân viên công ty mình đều bị cắt giảm 30% lương, vợ mình lại thuộc diện cắt giảm nhân sự. Tình hình dịch bệnh rất khó kiếm việc, xác định năm nay tài chính gia đình chỉ có mình gánh vác. Mọi năm dịp Tết Trung Thu, mình đều cố gắng đưa gia đình về quê để ông bà được gặp các cháu. Nhưng tình hình dịch bệnh phức tạp, ngoài vấn đề chi phí, nỗi lo về sức khỏe khiến mình phải cẩn trọng hơn.”

Không chỉ những người xa nhà lo lắng, những người “ở nhà” cũng không kém trăn trở. Có con gái làm việc tại Đà Nẵng, trong những ngày bùng dịch ở thành phố này, ông H (Hà Nội) luôn trong tâm trạng “ngồi trên đống lửa”. Ông xót xa: “Lúc này, chẳng mong đoàn viên, chỉ mong con được bình an đã là điều may mắn nhất mùa Trung Thu năm nay rồi.”

Cùng Bảo Ngọc viết lên câu chuyện đoàn viên xa đầy ý nghĩa

Trung Thu trong lòng mọi người dân Việt vẫn luôn mang ý nghĩa đặc biệt về câu chuyện đoàn viên, gắn kết những người thân yêu. Sự “trở về” trong dịp lễ này không chỉ mang ý nghĩa sum họp gia đình, mà còn có vai trò kết nối giữa các thế hệ cùng những kỷ niệm xưa - nay. Đó là lý do dù có hiện đại tới đâu, những giá trị truyền thống vẫn luôn được coi trọng trong dịp lễ này.

 

Trong bối cảnh đặc biệt của tình hình “bình thường mới”, chắc chắn rằng, những cuộc đoàn viên hay lễ hội Trung Thu náo nhiệt dường như là điều khó có thể trong năm “en Cô Vy” này. Bên cạnh vấn đề về kinh tế khó khăn, rõ ràng, nỗi lo về sức khỏe cũng là điều nhiều người phải cân nhắc kỹ lưỡng.

Thấu hiểu nỗi niềm của khách hàng trong mùa trăng “en Cô Vy”, Bảo Ngọc đã cho ra mắt bộ ba “Vy Nguyệt” với mong muốn góp phần giúp những cuộc đoàn viên xa trở nên ấm áp hơn. Cùng tên gọi ý nghĩa “Vy Nguyệt Bình An”, “Vy Nguyệt Hạnh Phúc”, “Vy Nguyệt Phú Quý”, những hộp bánh Trung Thu mang đậm hương vị “Ẩm thực người Hà Nội” của Bảo Ngọc chính là những lời chúc chân thành nhất tới những người thân yêu, bạn bè hay đối tác, để gieo lên những niềm vui nhỏ bé, giúp chúng ta thêm tin vào những điều tích cực trong mùa Trăng đặc biệt này.

 

Đáng chú ý hơn, bộ sản phẩm Vy Nguyệt được Bảo Ngọc lựa chọn mức giá rất hợp lý như một sự thấu hiểu và sẻ chia trước tình hình khó khăn chung của xã hội. Đây cũng chính là cách thương hiệu này viết tiếp lịch sử hơn 30 năm góp nhặt tinh túy “ẩm thực người Hà Nội”, gắn bó với Tết Trung Thu của người dân cả nước, cùng chung tay nỗ lực để những Tết Đoàn viên sau này của tất cả mọi người đều được thật sự tròn vẹn.

Đọc thêm