GS Jiyoung Ryu - Nguyên cố vấn cao cấp của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Giao thông Hàn Quốc cho biết, ở Hàn Quốc cũng có vấn đề tương tự về tắc đường và quá tải như đang xảy ra tại 2 đô thị lớn ở Việt Nam là: Hà Nội và TP.HCM.
“Tôi nhớ vào những năm 90, chúng tôi có kế hoạch tổng thể về quy hoạch cho Thủ đô Hàn Quốc và vùng lân cận. Trong đó, trọng tâm là giao thông, nhà ở... Vùng không mở rộng cũng nằm trong quy hoạch tổng thể. Về giao thông phải phát triển đường vành đai, đường cao tốc để kết nối giữa các thành phố lân cận”.
Từ đó, ông Ryu cho rằng, Hà Nội tới các đô thị khác cũng cần có đường giao thông khác để thuận tiện hơn. “Chúng ta phải có quy hoạch cấp vùng chứ không chỉ dừng lại ở cấp thành phố. Để giảm tải nội đô, Nhà nước phải có chính sách di dời các trường Đại học, bệnh viện, trụ sở cơ quan ban ngành ra khỏi trung tâm thủ đô”, GS Jiyoung Ryu nói.
Trước diễn biến cảnh ùn tắc những ngày này tại Thủ đô Hà Nội, ông Ryu khuyên người dân nên tham gia giao thông bằng phương tiện xe đạp. Ông Ryu ví dụ: “Hôm trước tôi đi ô tô và phải mất 60 phút di chuyển đoạn đường 6km còn ở hôm nay tôi đi xe đạp mà chỉ mất tầm 30 phút. Người dân có thể di chuyển xe đạp và gửi xe để đi đường cao tốc trên cao nếu nơi làm xa. Sử dụng phương tiện này vừa giảm ùn tắc vừa bảo vệ môi trường”.
Tắc đường ở Hà Nội. |
Tỷ trọng đóng góp nguồn thu ngân sách của đô thị vào GPD quốc gia từ 70-75%. Kinh tế đô thị đóng vai trò quan trọng. Nhiều đô thị là hạt nhân góp phần điều chỉnh cơ cấu lao động. Tuy nhiên, còn nhiều khó khăn, và thách thức như: Kiểm soát vấn đề đô thị hóa chưa tốt.
“Nhiều đô thị hiện nay, số lượng có, chất lượng đô thị chưa tương xứng. Phân bố đô thị hiện nay chưa đồng đều. Phát triển đô thị phải đồng đều trên cả nước, nhằm giảm chênh lệch giữa đô thị và nông thôn, nhằm giảm di cư cơ học từ nông thôn vào đô thị khiến quá tải hạ tầng lên hạ tầng.
Khi dân số tăng cao, thì gây sức ép lên hạ tầng, trường học, giao thông... đây là thách thức lớn. Chính quyền đô thị cần phải sát sao hơn”, ông Chiến cho biết.