Dự thảo Thông tư gồm 35 Điềuquy địnhbiện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước đối với nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 73 Luật TNBTCNN năm 2017 và trách nhiệm phối hợp của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối caovà các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với Bộ Tư pháp khi Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước của mình.
Đáng chú ý, Dự thảo Thông tư quy định về các nội dung đôn đốc, trách nhiệm đôn đốc, căn cứ thực hiện đôn đốc và việc phối hợp của các cơ quan trong việc thực hiện nhiệm vụ đôn đốc công tác bồi thường nhà nước; các nội dung kiểm tra, căn cứ kiểm tra, hình thức kiểm tra và các biện pháp thực hiện hiệu quả hoạt động kiểm tra.
Đặc biệt, dự thảo Thông tư quy định thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh) trong việc: kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có nội dung giải quyết bồi thường; Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hủy quyết định giải quyết bồi thường trong trường hợp có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 3 Điều 48 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước mà không ra quyết định hủy; Kiến nghị Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại xem xét lại quyết định hoàn trả, quyết định giảm mức hoàn trả.
Thông tư nói trên được ban hành sẽ góp phần để Luật TNBTCNN sớm đi vào thực tiễn cuộc sống, bảo đảm lợi ích của Nhà nước cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.