Cờ Tổ quốc tung bay khắp mọi miền

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tất cả mọi người đứng, hướng về lá quốc kỳ nền đỏ sao vàng năm cánh tung bay. Khẩu lệnh: “Nghiêm! Chào cờ” dõng dạc. Bài “Tiến quân ca” hùng tráng vang lên. Trong giây phút thiêng liêng đó, mỗi người Việt Nam lại thêm một lần tự hào, thêm một lần ý thức về trách nhiệm công dân.

Không khí chào cờ ở đâu cũng nghiêm trang. Thế nhưng, cái cảm xúc được dõi nhìn cờ đỏ sao vàng tung bay trên những cột cờ chủ quyền quốc gia, ở những địa điểm trọng yếu của đất nước lại có thêm những cảm xúc rất đặc biệt. Nhóm PV Pháp luật Việt Nam đã dành nhiều thời gian tìm đến những địa điểm đặc biệt và ghi lại khoảnh khắc xúc động này!

Cột cờ quốc gia Lũng Cú nằm trên đỉnh núi Rồng thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Nằm gần cực Bắc của Tổ quốc, chân và bệ cột cờ hiện nay có 8 mặt phù điêu bằng đá xanh, trong đó của hoa văn mô phỏng mặt trống đồng Đồng Sơn. Đại kỳ có chiều dài 9m, rộng 6m, diện tích rộng 54m2, tượng trưng cho 54 dân tộc. (Ảnh: Hoàng Giang)

Cột cờ quốc gia Lũng Cú nằm trên đỉnh núi Rồng thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Nằm gần cực Bắc của Tổ quốc, chân và bệ cột cờ hiện nay có 8 mặt phù điêu bằng đá xanh, trong đó của hoa văn mô phỏng mặt trống đồng Đồng Sơn. Đại kỳ có chiều dài 9m, rộng 6m, diện tích rộng 54m2, tượng trưng cho 54 dân tộc. (Ảnh: Hoàng Giang)

Lũng Pô (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) được biết đến là nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Cột cờ Lũng Pô được đặt tại khu vực Trạm biên phòng Lũng Pô ở xã A Mú Sung (huyện Bát Xát). Công trình có chiều cao 31,43m - tượng trưng cho đỉnh Fansipan cao 3.143m. Cột cờ Lũng Pô không chỉ có ý nghĩa quan trọng khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia, mà còn là sự tôn vinh những người anh hùng đã ngã xuống vì độc lập chủ quyền biên giới Tổ quốc. (Ảnh: Nguyễn Trường)

Lũng Pô (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) được biết đến là nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Cột cờ Lũng Pô được đặt tại khu vực Trạm biên phòng Lũng Pô ở xã A Mú Sung (huyện Bát Xát). Công trình có chiều cao 31,43m - tượng trưng cho đỉnh Fansipan cao 3.143m. Cột cờ Lũng Pô không chỉ có ý nghĩa quan trọng khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia, mà còn là sự tôn vinh những người anh hùng đã ngã xuống vì độc lập chủ quyền biên giới Tổ quốc. (Ảnh: Nguyễn Trường)

Hà Nội - Trái tim của cả nước. Hà Nội hào hoa và thanh lịch - Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người. Được xây dựng dưới thời Nguyễn, cột cờ Hà Nội không chỉ là biểu tượng tự hào của Thủ đô mà còn là chứng nhân của lịch sử dân tộc khi đã vững vàng qua hàng trăm năm với biết bao biến thiên của đất nước. (Ảnh: Hoàng Giang)

Hà Nội - Trái tim của cả nước. Hà Nội hào hoa và thanh lịch - Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người. Được xây dựng dưới thời Nguyễn, cột cờ Hà Nội không chỉ là biểu tượng tự hào của Thủ đô mà còn là chứng nhân của lịch sử dân tộc khi đã vững vàng qua hàng trăm năm với biết bao biến thiên của đất nước. (Ảnh: Hoàng Giang)

Đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) được ví như trạm nổi để phục vụ cho quốc phòng - an ninh, là điểm giao thoa giữa đất liền và quần đảo Trường Sa thân yêu, Nhà giàn DK1. Đây là đảo có vị trí rất quan trọng về quốc phòng - an ninh, bảo vệ tuyệt đối các mục tiêu trọng yếu. Cột cờ chủ quyền Tổ quốc tại đảo được khởi công xây dựng vào tháng 6/2015 tại mỏm Đông đồi Chuối, phía dưới là bãi biển Gành Hang. (Ảnh: Duy Khương)

Đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) được ví như trạm nổi để phục vụ cho quốc phòng - an ninh, là điểm giao thoa giữa đất liền và quần đảo Trường Sa thân yêu, Nhà giàn DK1. Đây là đảo có vị trí rất quan trọng về quốc phòng - an ninh, bảo vệ tuyệt đối các mục tiêu trọng yếu. Cột cờ chủ quyền Tổ quốc tại đảo được khởi công xây dựng vào tháng 6/2015 tại mỏm Đông đồi Chuối, phía dưới là bãi biển Gành Hang. (Ảnh: Duy Khương)

Cột cờ Hiền Lương (tỉnh Quảng Trị) là công trình trọng điểm nhất của cụm di tích đôi bờ Hiền Lương - sông Bến Hải - vĩ tuyến 17. Cột cờ Tổ quốc nơi đây là biểu tượng của niềm tin, ý chí và sức mạnh, sự thống nhất non sông của dân tộc Việt Nam. Điểm đặc biệt dưới chân cột cờ là những viên đá chủ quyền, khắc tên các hòn đảo chính ở Trường Sa, như lời hứa sắt son quyết gìn giữ non sông. (Ảnh: Hoàng Giang)

Cột cờ Hiền Lương (tỉnh Quảng Trị) là công trình trọng điểm nhất của cụm di tích đôi bờ Hiền Lương - sông Bến Hải - vĩ tuyến 17. Cột cờ Tổ quốc nơi đây là biểu tượng của niềm tin, ý chí và sức mạnh, sự thống nhất non sông của dân tộc Việt Nam. Điểm đặc biệt dưới chân cột cờ là những viên đá chủ quyền, khắc tên các hòn đảo chính ở Trường Sa, như lời hứa sắt son quyết gìn giữ non sông. (Ảnh: Hoàng Giang)

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được nhân dân trên đảo Lý Sơn (huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) tổ chức tại đình làng An Vĩnh - nơi ngày xa xưa đã có những cư dân Lý Sơn hy sinh thân mình nhổ neo mang theo sứ mệnh vua ban giữ gìn mỗi tấc biển thiêng liêng của Tổ quốc... Cột cờ Tổ quốc trên đảo hiện nay được xây dựng năm 2013 nằm trên đỉnh núi Thới Lới, xã An Hải, không chỉ là sự tiếp nối truyền thống dựng nước, giữ nước của cha ông, là cột mốc cho những ngư dân ngoài khơi xa mà còn là lời khẳng định: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”. (Ảnh: Hoàng Giang)

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được nhân dân trên đảo Lý Sơn (huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) tổ chức tại đình làng An Vĩnh - nơi ngày xa xưa đã có những cư dân Lý Sơn hy sinh thân mình nhổ neo mang theo sứ mệnh vua ban giữ gìn mỗi tấc biển thiêng liêng của Tổ quốc... Cột cờ Tổ quốc trên đảo hiện nay được xây dựng năm 2013 nằm trên đỉnh núi Thới Lới, xã An Hải, không chỉ là sự tiếp nối truyền thống dựng nước, giữ nước của cha ông, là cột mốc cho những ngư dân ngoài khơi xa mà còn là lời khẳng định: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”. (Ảnh: Hoàng Giang)

Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non/Mấy trăm đời lấn luôn ra biển/Phù sa vạn dặm tới đây tuôn/Đứng lại; và chân người bước đến. (…) Tổ quốc tôi như một con tàu/Mũi thuyền xé sóng - Mũi Cà Mau” (thơ Xuân Diệu). Hình ảnh cờ Tổ quốc tung bay trên biểu tượng con thuyền ở nơi đất Mũi luôn khiến mỗi người dân Việt xúc động. (Ảnh Hoàng Giang)

Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non/Mấy trăm đời lấn luôn ra biển/Phù sa vạn dặm tới đây tuôn/Đứng lại; và chân người bước đến. (…) Tổ quốc tôi như một con tàu/Mũi thuyền xé sóng - Mũi Cà Mau” (thơ Xuân Diệu). Hình ảnh cờ Tổ quốc tung bay trên biểu tượng con thuyền ở nơi đất Mũi luôn khiến mỗi người dân Việt xúc động. (Ảnh Hoàng Giang)

Giữa rừng đước bạt ngàn xanh của rừng U Minh, cột cờ Hà Nội tại mũi Cà Mau vươn mình kiêu hãnh trong gió biển. Công trình cột cờ được khánh thành năm 2019, đặt trong khuôn viên Khu du lịch Mũi Cà Mau, cao 45m (tính từ chân đế cột cờ đến đỉnh tháp). Lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên đỉnh Cột cờ Hà Nội tại mũi Cà Mau như lời khẳng định chủ quyền thiêng liêng của đất nước, thể hiện sự gắn bó Bắc - Nam một nhà. (Ảnh: Thanh Minh - Trọng Nghĩa)Giữa rừng đước bạt ngàn xanh của rừng U Minh, cột cờ Hà Nội tại mũi Cà Mau vươn mình kiêu hãnh trong gió biển. Công trình cột cờ được khánh thành năm 2019, đặt trong khuôn viên Khu du lịch Mũi Cà Mau, cao 45m (tính từ chân đế cột cờ đến đỉnh tháp). Lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên đỉnh Cột cờ Hà Nội tại mũi Cà Mau như lời khẳng định chủ quyền thiêng liêng của đất nước, thể hiện sự gắn bó Bắc - Nam một nhà. (Ảnh: Thanh Minh - Trọng Nghĩa)

Đọc thêm