COVID-19 lan rộng, ngành du lịch khủng hoảng, các hãng hàng không điêu đứng

(PLVN) - American Airlines dừng hầu hết các chuyến bay đường dài trong khi Úc yêu cầu tất cả khách đến tự cách ly và Tây Ban Nha thì ra lệnh phong tỏa…
Hành khách đeo khẩu trang chờ đợi làm thủ tục tại sân bay quốc tế Los Angeles (Mỹ) vào thứ Bảy – 14/3. Ảnh: AP.
Hành khách đeo khẩu trang chờ đợi làm thủ tục tại sân bay quốc tế Los Angeles (Mỹ) vào thứ Bảy – 14/3. Ảnh: AP.

Đến giờ, ngành công nghiệp du lịch quốc tế gần như ngừng hoạt động. Cuối tuần này, Mỹ mở rộng lệnh cấm du lịch châu Âu, bao gồm Vương quốc Anh và Ireland, một số quốc gia Nam Mỹ hạn chế chuyến bay, Úc và New Zealand yêu cầu tất cả mọi người nhập cảnh phải tự cách ly trong 14 ngày.

American Airlines, hãng hàng không lớn thứ hai trên thế giới, cho biết họ sẽ bắt đầu thực hiện giảm dần dần các chuyến bay quốc tế đường dài từ thứ Hai – 16/3, khi nhu cầu đi lại giảm do sự bùng phát của dịch COVID-19.

Ngành công nghiệp du lịch cũng phải chịu một cú giáng khác khi hai tàu du lịch  với hơn 1.300 người bị  cách ly ở Chile sau khi một người đàn ông quốc tịch Anh dương tính với SARS-CoV-2. 

Cuộc khủng hoảng đối với ngành công nghiệp du lịch càng nghiêm trọng hơn bởi lệnh cấm đi lại của Hoa Kỳ,  theo đó du khách Anh và Ailen cũng sẽ bị cấm vào Mỹ trong 30 ngày .

COVID-19 đang khiến châu Âu lâm vào bối rối, nhiều lệnh phong tỏa đã được ban hành. Các lệnh cấm bay cũng được đưa ra ngày càng nhiều. Tuy nhiên, không chờ đến hôm nay, mà khi COVID-19 bắt đầu lan rộng ở châu Âu, Giám đốc điều hành của British Airways đã cho rằng, hãng đang đứng trước cuộc đấu tranh sống còn.

Sau khi lệnh hạn chế đi đến Vương quốc Anh và Ireland được chính phủ Mỹ đưa ra, các hãng hàng không United và Delta bắt đầu cắt giảm các chuyến bay đến Vương quốc Anh và Tây Nam. 

Các hãng đều tính toán công suất đi lại từ giờ đến tháng 5 sẽ giảm đáng kể - khoảng 75%, còn công suất tháng 5 cũng giảm đến 30%. 

Chính phủ Hoa Kỳ cho biết sẽ có những động thái để giúp ngành hàng không giảm thất thoát và bảo vệ công ăn việc làm.

Ở châu Âu, tình hình càng thảm  hại hơn. Norwegian Air đang phải vay nợ để bay giá rẻ đang lo rằng họ chỉ có vài tuần để tính toán việc sụp đổ hay không. KLM, công ty con của Air France-KLM, có kế hoạch cắt giảm tới 2.000 việc làm, giảm 1/3 số giờ làm việc cho toàn bộ nhân viên của mình và yêu cầu chính phủ hỗ trợ.

Hãng hàng không hàng đầu của Đức Lufthansa cho biết họ đang xem xét yêu cầu viện trợ nhà nước.

Tại Bolivia, lệnh cấm các chuyến bay trực tiếp đến và đi từ Châu Âu đã có hiệu lực vào Thứ Bảy. Khách du lịch từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Ý và Tây Ban Nha cũng bị cấm nhập cảnh.

Panama đã cấm các chuyến bay từ châu Á, một ngày sau khi chặn các chuyến bay từ châu Âu.

Đọc thêm