Cục Thuế Thanh Hoá "điểm mặt chỉ tên" hàng loạt doanh nghiệp chây ỳ, nợ thuế

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tính đến ngày 30/06, Cục thuế tỉnh Thanh Hoá ghi nhận tổng số tiền thuế nợ toàn tỉnh là trên 1.240 tỷ đồng (trong đó: nợ có khả năng thu là 1.013 tỷ đồng; nợ khó thu là 227 tỷ đồng).

Theo đó, gần 150 doanh nghiệp lớn nhỏ hoạt động trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã được công bố về số dư nợ thuế từ vài triệu đồng cho đến vài chục tỷ đồng. Các công ty này đều bị cơ quan quản lý thuế sử dụng bịện pháp cưỡng chế nợ thuế như: cưỡng chế tài khoản tại các ngân hàng thương mại, cưỡng chế ngừng sử dụng hoá đơn.

Điển hình như Công ty cổ phần Việt Thanh VNC nợ thuế 3.354.993.267 đ, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng điện Hồi Xuân Vneco nợ thuế 8.383.657.590đ, Công ty cổ phần xây dựng số 5 nợ thuế 23.257.776.046đ, Công ty cổ phần xây dựng Hancorp.2 nợ thuế 32.642.076.666đ…

Công ty cổ phần xây dựng Hancorp.2 một trong những doanh nghiệp nợ thuế lớn trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá

Công ty cổ phần xây dựng Hancorp.2 một trong những doanh nghiệp nợ thuế lớn trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá

Trong 6 tháng đầu năm 2021, nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá gặp phải nhiều khó khăn nên tình hình nợ thuế trên địa bàn tỉnh vẫn còn khá cao. Theo báo cáo của Cục Thuế tỉnh Thanh Hoá tại Công văn số 3950/CT-QLN ngày 23/7/2021, tính đến ngày 30/6/2021, tổng số tiền thuế nợ toàn tỉnh là trên 1.240 tỷ đồng (trong đó: nợ có khả năng thu là 1.013 tỷ đồng; nợ khó thu là 227 tỷ đồng).

Để tăng cường hiệu quả công tác thu hồi nợ thuế, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2021, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá yêu cầu, ngành Thuế giao nhiệm vụ và chỉ tiêu thu hồi nợ thuế đến từng công chức quản lý thu, quản lý nợ hàng tháng, hàng quý; gắn trách nhiệm đến từng cá nhân trong việc thực hiện đôn đốc thu nợ thuế để tạo môi trường bình đẳng, công bằng trong sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục tăng cường phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan trong công tác đôn đốc thu hồi nợ đọng vào NSNN; tăng cường công tác quản lý thuế, kiểm tra hóa đơn, kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế, nhất là đối với các doanh nghiệp mới thành lập để kịp thời phát hiện, xử lý, phốI hợp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về thuế;

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật thuế đến người nộp thuế; thực hiện công khai rộng rãi thông tin người nộp thuế có tiền nợ thuế lớn, kéo dài.

Phối hợp với cơ quan thuế trong công tác thu nợ thuế, các khoản thu từ đất đã đến hạn nộp ngân sách cũng như xử lý nợ khó thu theo quy định của Luật Quản lý thuế và Nghị quyết số 94/2019/QH14 của Quốc hội.

Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Tài chính và các ngành, các đơn vị, địa phương có liên quan rà soát, kiểm tra tình hình sử dụng đất thuê, khai thác khoáng sản; thường xuyên cập nhật danh sách các trường hợp người nộp thuế vi phạm phải xử lý thu hồi đất, thu hồi mỏ theo quy định của pháp luật, gửi cơ quan thuế để hỗ trợ việc xử lý, thu hồi tiền nợ thuế.

Sở Tài nguyên và Môi trường không tham mưu, trình UBND tỉnh giao đất, cho thuê đất, cấp quyền khai thác tài nguyên, khoáng sản ... đối với các tổ chức, cá nhân còn nợ đọng tiền thuế (bao gồm các tiền thuế, phí, lệ phí, các khoản thu từ đất, tiền chậm nộp).

Đọc thêm