Khó có thành phố nào trên thế giới nơi người dân thể hiện quyết tâm sống mạnh mẽ như ở
Baghdad
. Họ dám đấu tranh để vượt lên số phận, vượt lên những nỗi sợ hãi chết chóc của cuộc chiến, vượt qua sự giam hãm áp đặt của quân nổi dậy để tận hưởng những điều tốt đẹp của cuộc sống.
Nhịp sống
Baghdad
về đêm.
Nhịp sống
Baghdad
về đêm.
Khi bạo lực tại Iraq lắng xuống, đất nước của thói quen nhâm nhi trà và hút thuốc lá, người dân đã tận hưởng những buổi tối thoải mái, thoát ra khỏi sự vây hãm về mặt tinh thần của những ngày tồi tệ nhất của cuộc chiến khi họ đến các câu lạc bộ đêm, các cửa hàng bán rượu lậu và công viên công cộng.
Rồi một vụ tấn công gần đây đã xoá đi những hình ảnh đẹp đẽ về nhịp sống ban đêm của
Iraq
. Quân nổi dậy đã cho nổ nhà hàng và các quán café, quảng trường và quầy hàng mua sắm, trong một nỗ lực đưa người dân trở lại phía sau cánh cổng cứ mỗi khi mặt trời lặn.
Và như vậy, một cuộc đấu tranh mới cho cuộc sống về đêm tại
Iraq
đã bắt đầu diễn ra ở
Baghdad
. Nó thể hiện quyết tâm của người
Iraq
để đi dạo trên đường phố chống lại quân nổi dậy, những kẻ dùng bom xe, áo tự sát và vũ khí tự động để đi lại nghênh ngang. Khó có thể biết được bên nào đang thắng thế.
Nhịp sống tiếp diễn
Những quán bar và nhà hàng sang trọng đã mở ra trên khắp
Baghdad
, và người dân
Iraq
trong những năm trước đây chỉ dành buổi trong nhà thì bây giờ họ bắt đầu ra ngoài.
Vào đêm thứ năm, đêm kết thúc tuần làm việc ở
Iraq
và chỉ hai ngày sau các cuộc tấn công mới nhất – những người mua sắm xuất hiện đầy các vỉa hè của khu Karada,
Baghdad
. Họ chăm chú nhìn vào cửa sổ lập loè của các cửa hàng đồ nội thất và nước hoa.
Người bán hàng trưng ra những súc vải hoa và người bán rao trưng giá rau củ. Đàn ông tập trung xung quanh những bếp than hồng và masgouf – món cá chép nướng – món khoái khẩu của người Iraq, và các bà mẹ dắt con mình tránh xa khỏi những quầy hàng băng đĩa lậu.
Nebra al-Attar, bế cô con gái 5 tháng tuổi, Nardine, trong một quán ăn cho biết: “Ngày hay đêm, cuộc sống vẫn tiếp diễn, nếu như chúng ta chỉ nghĩ về bom, chúng ta sẽ chẳng làm được gì cả. Chúng ta phải đứng lên vì quyền lợi của mình”.
Quán trà, nơi đàn ông tụ tập hút thuốc và nói chuyện.
Quán trà, nơi đàn ông tụ tập hút thuốc và nói chuyện.
Còn đó những kinh hoàng…
Mặc dù vỉa hè tối thứ năm rất đông đúc, nhưng quán trà, nơi trước đây tập trung những người đàn ông hút thuốc lá và tranh luận về tình hình chính trị bất thường của
Iraq
đã bị bỏ quên. Bàn trống người, bồi bàn chán chường tựa vào tường hoặc xếp lại dao kéo.
Và khi họ mạo hiểm ra ngoài, một vài người cố tránh đám đông, và họ có thói quen gửi một dòng tin nhắn để trấn an tinh thần người thân ở nhà: “Chúng tôi ổn cả, chúng tôi đang ăn”, “Mọi thứ vẫn ổn. Chúng tôi sẽ về nhà sớm.”
Heidar Laith, 23 tuổi, nhìn thấy sự sợ hãi còn sót lại trong quán kem
Ice
Park
vắng người của mình. Anh nói, bình thường vào mỗi thứ năm, các bàn đông kín các gia đình, các cặp vợ chồng trẻ hay những người đàn ông độc thân. “Đó là một tuần đẫm máu”.
Gần 60 người đã chết vào đêm chủ nhật (31/10) trong một cuộc bao vây một nhà thờ Công giáo
Syria
không xa cửa hàng của anh. Hai ngày sau, 16 quả bom tàn phá các khu phố trong thành phố.
Những hình ảnh chết chóc thường ngày tại
Karada đã may mắn ít đổ máu hơn, nhưng cảnh sát bao vây các đường phố và ra lệnh giới nghiêm khẩn cấp. "Bạn thấy đó," Laith nói. "Mọi thứ trở nên vắng vẻ. Họ muốn giữ mọi người trong nhà, giống như một nhà tù."