"Tín dụng đen" cuối năm nở rộ
Theo báo cáo mới đây của CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), trong tháng 10/2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 450,7 nghìn tỷ đồng (tăng 6% so với cùng kỳ năm trước), động lực tăng trưởng tới từ bán lẻ hàng hóa đạt 356,5 nghìn tỷ (tăng 10% so với cùng kỳ năm trước).
BSC kỳ vọng động lực phục hồi sẽ diễn ra mạnh hơn vào quý 4/2020 và đầu năm 2021 nhờ nhu cầu mua sắm tiêu dùng tăng lên trong cuối năm và dịp cận Tết.
Lợi dụng nhu cầu vay tiêu dùng tăng cao, hoạt động "tín dụng đen" cũng nở rộ với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn, biến tướng thông qua các ứng dụng vay online, vay ngang hàng… kéo theo hệ lụy khôn lường, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội.
Thời gian gần đây, Công an TP HCM đã triệt phá băng nhóm cho vay nặng lãi thông qua ứng dụng (app) trên điện thoại di động. Băng nhóm này tạo ra các app cho vay như Vaytocto, Moreloan, VD online với lãi suất “cắt cổ”.
Đơn cử, app Moreloan và VD online khi đăng ký vay 1,5 triệu đồng, người vay chỉ nhận được 900.000 đồng, 600.000 đồng còn lại là phí dịch vụ và lãi suất trong 7 ngày. Sau 7 ngày người vay cần trả 1,5 triệu đồng, nếu chậm thanh toán sẽ bị phạt 2 – 5%. Như vậy, lãi suất được tính “trên trời”, tương ứng 2,5%/ngày, 75%/tháng và 912,5%/năm. Ngoài ra app Cashwagon cũng đang bị cơ quan Công an TP HCM điều tra với nghi vấn cho vay nặng lãi thông qua ứng dụng.
Trước thực trạng như trên, trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về vấn đề tội phạm "tín dụng đen" ngày 09/11/2020, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết "tín dụng đen" vẫn rất tiềm ẩn rủi ro, nhất là cho vay qua mạng Internet và những nhu cầu "tín dụng đen" vẫn còn nhiều, do đó tội phạm vẫn còn đất để hoạt động mạnh.
“Phạm vi giữa dân sự và hình sự khoảng cách rất mong manh, quan hệ vay tín dụng và thỏa thuận mức lãi thông thường là quan hệ dân sự, có sự đồng ý của cả bên vay và bên cho vay, nhưng đi quá phạm vi của việc đó hoặc có dấu hiệu lừa đảo, dấu hiệu phạm tội hình sự thì là phạm vi xử lý hình sự”, ông Tô Lâm nhận định.
Ông cũng đề xuất các tổ chức tín dụng cần tiếp tục đa dạng hóa hình thức cho vay tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, đồng thời siết chặt quản lý tín dụng, không để các đối tượng lợi dụng nguồn tiền từ ngân hàng đưa ra hoạt động "tín dụng đen".
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia tài chính, người vay cần cẩn trọng khi vay tiêu dùng vào dịp cuối năm vì đây là cơ hội "tín dụng đen" len lỏi, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho người vay. Vì vậy, các chuyên gia cũng khuyến cáo khách hàng nên tìm hiểu kỹ đơn vị cho vay, mức độ uy tín, tuân thủ pháp luật cũng như phải được Ngân hàng nhà nước cấp phép trong lĩnh vực cho vay.
|
Công ty tài chính đóng vai trò quan trọng, góp phần hạn chế "tín dụng đen"
Thực tế trong thời gian qua nhiều công ty tài chính như FE CREDIT, HD Saison... cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc phát triển, mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng, góp phần đẩy lùi "tín dụng đen".
Hiện nay, với mặt bằng lãi suất mà các công ty tài chính đưa ra có xu hướng giảm 18 - 20% so với năm trước, cùng với việc đa dạng dịch vụ cho vay tiêu dùng, đẩy mạnh mở rộng chi nhánh, cơ sở đến tận vùng sâu vùng xa, nhất là việc ngày càng nâng cao “văn hóa” thu hồi nợ, giúp các công ty tài chính lấy được niềm tin, dần phát huy được vai trò và vị thế trong nền kinh tế ngày càng phát triển hiện nay.
Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và chú trọng sự văn minh trong kinh doanh, các công ty tài chính đã và đang thực hiện song song các biện pháp nâng cao sự tuân thủ của cán bộ nhân viên và các cộng tác viên.
Đồng thời, các công ty tài chính cũng luôn nỗ lực thực hiện đúng quy định tại Thông tư 18/2019/TT-NHNN về việc tăng cường hoạt động thẩm định, xét duyệt khoản vay, vận hành hệ thống quản lý, đôn đốc và thu nợ theo đúng quy định của pháp luật nhằm giảm thiểu rủi ro cho khách hàng, làm lành mạnh và minh bạch hóa thị trường cho vay tiêu dùng.
Theo ông Nguyễn Thành Phúc, Phó Tổng Giám đốc FE CREDIT, với bất kỳ loại hình tín dụng nào, tổ chức cho vay cũng phải xem xét đến khả năng trả nợ của khách hàng. Nếu cho vay mà không đòi được nợ chắc chắn không tổ chức nào muốn cho vay. Với "tín dụng đen", họ cho vay dễ hơn, song lãi suất cao hơn và đòi nợ cũng gắt gao hơn. Mặt khác, luật pháp hiện nay cũng dần siết chặt việc đòi nợ theo kiểu "tín dụng đen" nên khi cho vay ra họ cũng phải xem xét khả năng trả nợ của người vay.
“Đã cho vay thì sẽ gặp rủi ro, ở đây công ty tài chính cho vay tín chấp nên mức độ rủi ro sẽ cao hơn do đó quy trình cho vay chặt chẽ từ trên xuống, cũng như sản phẩm được thiết kế để giúp quản lý được rủi ro. Điểm quan trọng nhất là con người, đội ngũ quản lý rủi ro nhận diện và có công cụ kỹ thuật chống được những rủi ro đó. Hiện tại FE CREDIT đã áp dụng các phương cách quản trị rủi ro từ việc chọn lựa khách hàng, thiết kế sản phẩm, quy trình cho vay, phê duyệt tín dụng và thu hồi nợ”, ông Phúc cho biết.
Nhằm hỗ trợ nhu cầu mua sắm dịp cuối năm của người dân cũng như đẩy lùi "tín dụng đen", FE CREDIT đang triển khai nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng khi vay mua các mặt hàng tiêu dùng.
Hiện FE CREDIT cùng các đối tác bán xe máy giới thiệu chương trình “Rước xế đón Xuân – Lãi suất siêu hời”. Khách hàng khi mua trả góp bất kỳ dòng xe máy có trị giá từ 33 triệu trở lên (tại các đối tác có liên kết với FE CREDIT) chỉ cần thanh toán trước 20% giá trị xe sẽ nhận ngay ưu đãi lãi suất chỉ 1,35%/tháng trong thời hạn đến 18 tháng. Chương trình diễn ra từ tháng 12 đến hết tháng 2/2021. (Chi tiết)
Ngoài ra, FE CREDIT cũng khuyến khích khách hàng thanh toán khoản vay qua ví điện tử SmartPay, ZaloPay và MoMo để có cơ hội nhận hoàn tiền từ các đối tác này.