Theo cáo trạng, khoảng 20 giờ ngày 17/8/2014, Phan Thành Luân (SN 1995, ngụ xã Phú Thọ, huyện Quế Sơn, Quảng Nam) cùng bạn đến uống nước mía trên vỉa hè đường Nguyễn Tất Thành (thuộc phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, Đà Nẵng) do Nguyễn Thành Trường và Mai Thị Kim Phượng (SN 1982, ngụ phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê, Phượng và Trường sống chung với nhau như vợ chồng) làm chủ. Khi tính tiền, do không đồng ý với giá 8.000 đồng/ ly, nên giữa nhóm bạn của Luân và Trường xảy ra mâu thuẫn. Sau đó, Luân vẫn trả tiền rồi cùng bạn ra về. Tuy nhiên, cảm thấy tức tối, Trường xách xe máy đuổi theo, đồng thời gọi điện cho Phan Minh Tuấn (em của Phượng) để nhờ đến giúp mình đánh nhóm Luân.
|
Tịa phiên tòa sơ thẩm, gia đình bị hại cho rằng bản án chưa thật sự nghiêm |
Theo bản án thể hiên, Trường có trình độ học vấn thấp. Vì lý do này mà nhiều năm qua, đối tượng không xin được việc làm. Năm 2002, Trường bị TAND quận Thanh Khê xử phạt 4 năm tù giam tội “Cướp giật tài sản”. Khi ra tù về lại địa phương, Trường bôn ba với nghề thợ “đụng” một thời gian, sau đó đến sống chung như vợ chồng với chị Phan Thị Kim Phượng. Phượng cũng không nghề nghiệp ổn định nên cả 2 dắt ra đường biển Nguyễn Tất Thành bán nước mía.
Lý có trình độ 9/12. Năm 2013, Lý bị TAND quận Thanh Khê xử 4 tháng tù tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuấn chưa có tiền án tiền sự nhưng đang thuộc diện quản lý địa phương. Bỏ học từ lớp 5, Tuấn đang theo nghề phụ hồ. Theo Tuấn khai, đây không phải lần đầu tiên Tuấn được anh rể gọi đến giải quyết mâu thuẫn liên quan đến công việc. Từ những kẻ uống nước không trả tiền còn quậy phá hay mâu thuẫn với “đồng nghiệp”, thậm chí cả quy tắc đô thị đến bắt phạt…Tuấn đều cùng đám bạn kéo đến “xử lý” giúp anh, chị nhiều năm qua. Do đó, lần này vừa nghe anh điện thoại, Tuấn cứ theo “thói quen”, chẳng cần quan tâm vụ việc đúng sai, lập tức gọi người đi gây án.
Với tội danh đã gây ra, Viện kiểm sát đề nghị mức cao nhất là 15 năm trong khung hình phạt tội Cố ý gây thương tích. Tuy nhiên, phía gia đình hại không đồng ý. Ông Phan Văn Bảy (SN 1956, ba Luân) cho biết, Luân là con út trong 3 anh chị em. Do gia cảnh nghèo, Luân theo đến lớp 10 rồi gạt bỏ ước mơ học vấn, xin ra Đà Nẵng kiếm việc làm. Có được ít tiền dành dụm từ nghề thợ nề, Luân chuyển qua học sửa chữa các loại máy móc. Đầu năm 2013, Luân xin vào làm tại một công ty điện lạnh tư nhân ở Đà Nẵng. Mất đi Luân, gia đình mất đi người trụ cột, không nổi đau nào có thể thay thế. Thế nhưng, với 1 mạng người bị giết dã man như vậy, chỉ trả giá chục năm ở tù sẽ không thể hiện tính nghiêm minh của luật pháp.
Sau phần nghị án, HĐXX cho rằng, đưa ra xét xử lưu động đối với vụ án hết sức cần thiết. Ngoài việc công khai bản án, phiên tòa còn mục đích giáo dục những đối tượng sẵn sàng giết người một cách dã man chỉ vì một lý do nhỏ. Kết thúc phiên tòa, HĐXX tuyên Nguyễn Thành Trường mức án 11 năm tù giam; Ngô Hà Công Lý nhận 11 năm tù giam; Phan Minh Tuấn 10 năm tù gian. Phần dân sự, buộc Trường và Lý bồi thường cho gia đình bị hại 37 triệu đồng; Tuấn 36 triệu đồng.