Trừ Truyền thông Marketing tích hợp được triển khai tại cơ sở II ở TP HCM, hai chương trình còn lại học tại trụ sở chính Hà Nội. Nhà trường cho biết, ba chương trình mới sẽ giúp người học có khả năng nắm bắt cơ hội phát triển nghề nghiệp, đồng thời thích nghi trong bối cảnh thay đổi liên tục của thế giới.
Năm 2022, Đại học Ngoại thương tiếp tục 6 phương thức tuyển sinh.
Phương thức thứ nhất, xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT: Phương thức tuyển sinh này dành cho 3 nhóm đối tượng: Thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia (hoặc tham gia cuộc thi KHKT quốc gia thuộc lĩnh vực phù hợp với tổ hợp điểm xét tuyển của trường); thí sinh đạt giải (nhất, nhì, ba) HSG cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc lớp 12 và thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên (theo Thông tư 06/2012/TT-BGDĐT).
Phương thức 2: kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập
Phương thức này dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên, hoặc kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và chứng chỉ năng lực quốc tế (SAT, ACT, A-level), áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại
Phương thức 3: kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại.
Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, áp dụng cho các chương trình tiêu chuẩn và định hướng nghề nghiệp quốc tế.
Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức trong năm 2022. Phương thức xét tuyển này áp dụng cho một số chương trình tiêu chuẩn.
Phương thức 6: Xét tuyển thẳng
Phương thức xét tuyển thẳng được thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT và nhà trường.
Năm 2021, trường Đại học Ngoại thương tuyển chỉ tiêu cho ba cơ sở Hà Nội, TP HCM và Quảng Ninh là 4.050.