Đắm chìm trong “thế giới” của tranh sơn dầu, sơn mài tại Triển lãm T5 lần thứ IV

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Triển lãm T5 Lần thứ IV đã “chiêu đãi” công chúng một “bữa tiệc nghệ thuật” với hơn 50 bức tranh sơn dầu, sơn mài đặc sắc của 5 họa sĩ Nguyễn Văn Cường, Phạm Hồng Phương, Nguyễn Hải Nam, Bùi Trọng Dư, Khổng Đỗ Duy.

Triển lãm của nhóm T5 thường chọn thời điểm diễn ra vào cuối năm, để có thể lựa chọn, chắt lọc được những tác phẩm nổi bật, ưng ý nhất trong cả một năm gửi đến người yêu hội họa. Triển lãm lần này cũng không nằm ngoài thông lệ.

Đề tài của T5, qua các kỳ triển lãm vẫn luôn tập trung vào cảnh sắc và con người Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi họa sĩ lại có những tìm tòi và cách tiếp cận riêng.

Cùng sử dụng chất liệu sơn dầu, họa sĩ Nguyễn Văn Cường và họa sĩ Khổng Đỗ Duy chia sẻ những trải nghiệm, sự cảm nhận riêng biệt.

Họa sĩ Nguyễn Văn Cường, người đã có hơn 30 năm gắn bó với nghiệp vẽ, tái hiện phong cảnh làng quê với phong cách biểu hiện, ấn tượng nhiều phá cách. Đối với Nguyễn Văn Cường, triển lãm T5 là sự giao hòa giữa 2 thế hệ, dù có nhiều khác biệt nhưng tựu chung lại vẫn là khát vọng sáng tạo, muốn thể hiện được một cách rõ nét, đặc sắc nhất tâm hồn Việt, con người Việt...

Ngày mùa 2 - Tác giả Nguyễn Văn Cường, chất liệu sơn dầu.

Ngày mùa 2 - Tác giả Nguyễn Văn Cường, chất liệu sơn dầu.

Phong cảnh - Tác giả Nguyễn Văn Cường, chất liệu sơn dầu.

Phong cảnh - Tác giả Nguyễn Văn Cường, chất liệu sơn dầu.

Trong khi đó, họa sĩ Khổng Đỗ Duy đem lại những góc nhìn như những lát cắt về cuộc sống. Hình ảnh một góc nhà thân thuộc, một lọ hoa cau, một cành đào gợi nhắc phong vị Tết xưa… hiện lên thật dung dị và ấm áp. Đối với một họa sĩ trẻ như Khổng Đỗ Duy, mỗi lần tới triển lãm anh đều cố gắng làm một điều gì đó mới tới cho khán giả và khác đối với chính mình ở những lần trước đó.

Ở lần triển lãm này, những tác phẩm mang phong vị Tết của Khổng Tú Duy khiến nhiều người cảm thấy nôn nao, rạo rực mỗi dịp “Tết đến, xuân về”. Cùng với đó là những mảng ký ức xưa cũ về một thời vàng son đã qua khi những đồng tiền xu, bình phong... đặc trưng của Tết xưa xuất hiện trong tranh của Khổng Đỗ Duy.

Mùa xuân - Tác giả Khổng Đỗ Duy, chất liệu sơn dầu.

Mùa xuân - Tác giả Khổng Đỗ Duy, chất liệu sơn dầu.

Thanh âm mùa xuân No 2 - Tác giả Khổng Đỗ Duy, chất liệu sơn dầu.
Thanh âm mùa xuân No 2 - Tác giả Khổng Đỗ Duy, chất liệu sơn dầu.
Đào xưa - Tác giả Khổng Đỗ Duy, chất liệu sơn dầu.

Đào xưa - Tác giả Khổng Đỗ Duy, chất liệu sơn dầu.

Còn đối với họa sĩ Phạm Hồng Phương chú trọng khai thác, thử nghiệm những hiệu ứng mới của chất liệu sơn mài. Đó là hành trình “tìm lạ trong quen”, giúp anh gửi gắm ấn tượng của mình về những con người đã gặp, những vùng đất đã qua… Mỗi bức tranh như là sự ngắm nhìn, lý giải, trân trọng hay đơn giản là chỉ nhận diện những cảm xúc, những trải nghiệm của cá nhân.

Để thể hiện tốt nhất những ý đồ của mình, họa sĩ Phạm Hồng Phương bật mí về việc ngoài những kỹ thuật sơn mài truyền thống, anh còn đặt mua thêm chất liệu màu từ nước ngoài như Nhật Bản.

Ngày hôm qua - Tác giả Phạm Hồng Phương, chất liệu sơn mài.

Ngày hôm qua - Tác giả Phạm Hồng Phương, chất liệu sơn mài.

Trăng rơi tảng sáng - Tác giả Phạm Hồng Phương, chất liệu sơn mài.

Trăng rơi tảng sáng - Tác giả Phạm Hồng Phương, chất liệu sơn mài.

Chiều trên Phủ - Tác giả Phạm Hồng Phương, chất liệu sơn mài.

Chiều trên Phủ - Tác giả Phạm Hồng Phương, chất liệu sơn mài.

Họa sĩ Nguyễn Hải Nam bay bổng với chất liệu sơn mài truyền thống. Những cô gái trong tranh Nguyễn Hải Nam với họa tiết trên trang phục hòa lẫn cây cỏ, vũ điệu uyển chuyển… làm nên những đường nét mơ màng. Ước lệ của hình, mảng màu và nét làm ta như trong một giấc mơ của những ngày tháng xưa cũ, khi rêu phong, khi rực rỡ vàng son.

Đối với Nguyễn Hải Nam, so với những triển lãm trước, bản thân anh tự cảm nhận các tác phẩm của mình không còn nặng về kỹ thuật mà đã thể hiện được nhiều cảm xúc hơn.

Suối tóc - Tác giả Nguyễn Hải Nam, chất liệu sơn mài.

Suối tóc - Tác giả Nguyễn Hải Nam, chất liệu sơn mài.

Mùa thu - Tác giả Nguyễn Hải Nam, chất liệu sơn mài.

Mùa thu - Tác giả Nguyễn Hải Nam, chất liệu sơn mài.

Chuyển mùa - Tác giả Nguyễn Hải Nam, chất liệu sơn mài.

Chuyển mùa - Tác giả Nguyễn Hải Nam, chất liệu sơn mài.

Cùng sử dụng chất liệu sơn mài, Họa sĩ Bùi Trọng Dư mang đến triển lãm lần này những tác phẩm về sen, về thiếu nữ - chủ đề yêu thích của anh. Nhưng dường như trong mỗi bức tranh ta luôn nhận ra sự mới mẻ trong cái cũ, cái quen thuộc. Triển lãm giới thiệu một số bức tĩnh vật của họa sĩ Bùi Trọng Dư với nét đẹp tinh tế, lãng mạn.

Họa sĩ Bùi Trọng Dư cho rằng: “Sơn mài hay sơn dầu chỉ là phương tiện để mình truyền đạt các tác phẩm đến với công chúng. Mỗi họa sĩ ở triển lãm T5 có một cách để truyền tải ý tưởng, cảm xúc của mình tới người xem. Đối với tôi, điều quan trọng nhất là có được những tác phẩm chạm vào trái tim của công chúng. Đó là điều tuyệt vời nhất của họa sĩ. Các tác phẩm ở lần triển lãm này đều mang sự dung dị, gần gũi với công chúng”.

Hoa xoan - Tác giả Bùi Trọng Dư, chất liệu sơn mài.

Hoa xoan - Tác giả Bùi Trọng Dư, chất liệu sơn mài.

Giai điệu mùa xuân - Tác giả Bùi Trọng Dư, chất liệu sơn mài.

Giai điệu mùa xuân - Tác giả Bùi Trọng Dư, chất liệu sơn mài.

Em và biển - Tác giả Bùi Trọng Dư, chất liệu sơn mài. Ảnh: BTC.

Em và biển - Tác giả Bùi Trọng Dư, chất liệu sơn mài. Ảnh: BTC.

Hiện triển lãm đang diễn ra tại Nhà Triển lãm 29 Hàng Bài (Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội), đến hết ngày 23/12.

Đọc thêm