Tại một số thời điểm trong cuộc đời, tất cả chúng ta sẽ ngáy. Cảm lạnh hoặc dị ứng có thể làm tắc nghẽn đường mũi, một vài ly đồ uống trước khi ngủ sẽ tự động làm giãn cơ lưỡi, vòm miệng và cổ họng và trước khi nhận ra, chúng ta đã vô thức đẩy không khí đi qua các mô mềm đó, gây ra những rung động thoát ra ngoài như tiếng ngủ ngáy.
Chuyên gia về giấc ngủ Rebecca Robbins, giảng viên bộ phận Y học giấc ngủ của Trường Y Harvard, cho biết: "Ngáy có thể là bình thường và không phải là điều đáng lo ngại. Tuy nhiên, khi tiếng ngáy to, khàn khàn hoặc bị ngắt quãng do ngừng thở, đó là lúc chúng ta cần lo lắng. Theo ước tính, ít nhất 25 triệu người Mỹ và 936 triệu người trên toàn thế giới có thể bị chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, trong khi nhiều người khác chưa được chẩn đoán".
Nó được gọi là chứng ngưng thở khi ngủ "tắc nghẽn" bởi triệu chứng này không giống như chứng ngưng thở khi ngủ trung tâm, trong đó não đôi khi bỏ qua lệnh cho cơ thể thở. Theo đó, chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là do tắc nghẽn đường thở bởi các mô mềm yếu, nặng hoặc giãn ra.
Theo Học viện Y học về giấc ngủ Hoa Kỳ, nếu không được điều trị, chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn sẽ khiến bạn có nguy cơ cao bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường tuýp 2 hoặc trầm cảm, thậm chí tử vong sớm.
Ngáy là một dấu hiệu chính, vì vậy không có gì phải bàn cãi khi ngáy dẫn đầu danh sách các dấu hiệu cảnh báo sức khỏe tiềm năng. Tình trạng cơ thể mệt mỏi trong ngày là một dấu hiệu chính của giấc ngủ kém. Kết hợp với ngáy ngủ, đây có thể là một triệu chứng rõ ràng của chứng ngưng thở khi ngủ.
(Ảnh: CNN)
Nhiều người không biết rằng họ ngủ ngáy vào ban đêm. Họ cũng không biết mình bị ngừng thở trong đêm, trừ khi sự tắc nghẽn nghiêm trọng đến mức họ thức dậy thở hổn hển và nghẹt thở.
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có thể dẫn đến tăng huyết áp. Mỗi đợt ngừng thở có thể kéo dài trong vài giây, hệ thần kinh giao cảm của cơ thể sẽ hoạt động và làm tăng huyết áp. Ngoài ra, cơ thể tiết ra hormone căng thẳng gọi là catecholamine, cũng có thể làm tăng huyết áp theo thời gian.
Mặc dù bản thân tăng huyết áp không phải là dấu hiệu của chứng rối loạn giấc ngủ, nhưng nó có thể là một dấu hiệu cảnh báo khi kết hợp với các tín hiệu khác. May mắn thay, các phương pháp điều trị chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn như áp lực dương liên tục, hoặc CPAP không chỉ được chứng minh là giúp giảm chứng ngưng thở khi ngủ mà còn làm giảm huyết áp.
Những người béo phì hoặc cực kỳ béo phì có chỉ số BMI từ 35 trở lên thường bị chứng ngưng thở khi ngủ do khối lượng tăng thêm ở miệng, lưỡi và cổ làm xẹp các mô mềm đó, khiến khó thở hơn mà không ngáy. Do đó, giảm cân có thể là một phần quan trọng trong khuyến nghị từ nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để giải quyết chứng ngưng thở khi ngủ.
Cơ bắp suy yếu khi chúng ta già đi, bao gồm cả ở vòm miệng mềm và cổ của chúng ta. Vì vậy, tuổi già (trên 50 tuổi) là một tín hiệu tiềm ẩn khác cho thấy, chứng ngáy ngủ của bạn có thể hoặc chuyển thành chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.
Cổ có chu vi lớn do thừa cân hoặc do di truyền cũng là một dấu hiệu chính của chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn tiềm ẩn.
Đàn ông có nguy cơ cao mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn hơn phụ nữ. Lý do có thể là vì nam giới có xu hướng lưỡi dày hơn và có nhiều chất béo ở phần trên cơ thể hơn phụ nữ, đặc biệt là ở cổ. Đàn ông cũng có xu hướng nhiều "mỡ bụng", điều này có thể khiến việc thở nói chung trở nên khó khăn hơn.