Đẩy mạnh việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN

Vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là một trong những vấn đề được các văn kiện Đại hội XI đề cập đến một cách toàn diện, sâu sắc. Bài viết này xin nêu những nội dung cơ bản và mới nhất.

Vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là một trong những vấn đề được các văn kiện Đại hội XI đề cập đến một cách toàn diện, sâu sắc. Bài viết này xin nêu những nội dung cơ bản và mới nhất.

1- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), gọi tắt là Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định rõ những nội dung sau:

Một là, một trong tám đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nhà nước pháp quyền là một giá trị tư tưởng được tích lũy trong lịch sử nhân loại. Sự hình thành của tư tưởng về nhà nước pháp quyền luôn gắn liền với tư tưởng được tích lũy trong lịch sử nhân loại. Sự hình thành của tư tưởng về nhà nước pháp quyền luôn gắn liền với tư tưởng phát triển dân chủ, loại trừ chuyên quyền, độc đoán, vô chính phủ, vô pháp luật...

Ở nước ta, tư tưởng về nhà nước pháp quyền cũng đã xuất hiện từ lâu, thể hiện đậm nét trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa dùng khái niệm “Nhà nước pháp quyền”, nhưng tư tưởng của Người về nhà nước pháp quyền đã rất rõ. Trong “Việt Nam yêu cầu ca”, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Khái niệm “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” lần đầu tiên được Đảng ta sử dụng tại Hội nghị T.Ư 2 khóa VII. Từ đó khái niệm này được sử dụng chính thức trong các văn kiện Đảng và Nhà nước. Những nội dung đặc trưng của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam ngày càng định hình và thực hiện trong thực tế.

Hai là, một trong tám phương hướng cơ bản cần nắm vững thực tiễn là “xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.” Cương lĩnh năm 1991 mới xác định xây dựng Nhà nước XHCN, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chế với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân.

Đại hội X của Đảng, qua tổng kết 20 năm đổi mới, trong đó có 15 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991 xác định: Để đi lên CNXH chúng ta phải xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Ba là, Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định rõ hơn những định hướng lớn về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa, trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội; nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân. Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương.

(Còn tiếp)

PGS, TS. Nguyễn Viết Thông (Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương)

Đọc thêm