PV: - Bà đánh giá như thế nào về qui định phạm vi phải TCYD trong dự thảo?
ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm: Để thể hiện được quan điểm trong Hiến pháp giao QH quyết định các vấn đề cần TCDY và thỏa thực tiễn là khó chứ không đơn giản. Xem xét ở 2 góc độ: qui định quá cụ thể trong luật thì có thể sẽ gặp khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện; ngược lại không ghi những yêu cầu, việc cụ thể phải TCYD thì có khi có luật lại không bao giờ có việc phải TCDY.
Theo tôi, những việc có thể ghi vào Luật là những vấn đề liên quan đến Hiến pháp như liên quan đến quyền con người (có thể không qui định cụ thể quyền gì vì rất nhiều) thì QH phải tính toán đến việc có TCDY hay không. Nghĩa là qui định những việc lớn, liên quan đến đông đảo người dân và cần có qui định trực tiếp của người dân, hay nói khác là để người dân có quyền lựa chọn và quyền lựa cho đó cần thiết phải được tôn trọng. Khi người dân đã lựa chọn rồi thì lựa chọn đó là quyết định.
Như vậy cũng là điều kiện được luật định để ĐBQH nêu ý kiến đề nghị TCYD. Dự thảo qui định, khi có ý kiến đề xuất của 1/3 ĐBQH thì QH xem xét TCYD nhưng như vậy thì mông lung, không có qui định, khung pháp lý, giới hạn nào. Khi qui định cụ thể những việc phải TCYD thì ĐBQH có căn cứ để tính toán có đề nghị QH xem xét TCYD về việc đó hay không.
Còn nguyên tắc xác định các vấn đề cần TCYD thì cần thiết nhưng tôi lo sẽ khó đi vào thực tiễn, dẫn đến có luật nhưng luật đó không khi nào phải sử dụng thì rất tiếc.
PV: - Nhưng liệt kê như vậy thì có sợ lọt những vấn đề phải TCYD không?
ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm: Luật sẽ có điều quét cần thiết để không lọt các vấn đề cần TCYD. Còn TCYD vấn đề nào, như thế nào thì do QH quyết định, chứ không phải mọi nội dung của Hiến pháp đều đưa ra TCYD thì cơ hội để người dân tự qui định những vấn đề mình lựa chọn, liên quan đến đại sự quốc gia sẽ thực tiễn hơn.
PV: - Dự thảo luật qui định phạm vi TCYD toàn quốc, nhưng có việc chỉ cần TCYD ở một hoặc một số địa phương. Quan điểm của bà như thế nào về vấn đề này?
ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm: Tôi nghĩ cơ quan thẩm tra và soạn thảo có lý do khi đưa ra phạm vi TCYD như vậy, còn tôi nghĩ theo hướng linh hoạt hơn: Vấn đề mang tầm ảnh hưởng và giá trị của sự việc đó ở tầm quốc gia, nhưng phạm vi tác động đến quyền và lợi ích con người có thể là cục bộ thì chỉ lấy ý kiến cục bộ sẽ đỡ tốn kém hơn, thực chất hơn.
Nó là câu chuyện rất khác nhau chứ không phải là tôi phủ nhận điều luật đó hay ý kiến thẩm tra, song cũng cần cân nhắc để có thể thêm qui định về “những vấn đề chỉ cần lấy ý kiến của khu vực, địa phương”.
- Trân trọng cảm ơn bà!