Dinh dưỡng cho trẻ em: Câu chuyện khiến người lớn băn khoăn
Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên câu chuyện về tầm vóc trẻ em Việt Nam được các ban ngành có liên quan nhắc tới. Theo kết quả của tổng điều tra dinh dưỡng năm 2010, chiều cao trung bình nam thanh niên Việt Nam hiện nay chỉ đạt 163,7cm, chiều cao trung bình của nữ thanh niên là 153cm; thấp hơn so với chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lần lượt là 13,1cm và 10,7cm. Báo cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng cho thấy, tỷ lệ trẻ thấp còi năm 2014 là 24,9%..
Đặc biệt, theo số liệu điều tra mới nhất về tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi vừa được Viện Dinh dưỡng Quốc gia công bố cho thấy, để giảm tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng là chặng đường không hề đơn giản, cần sự chung tay của rất nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau một cách lâu dài mới có thể mang đến kết quả rõ nét. Cụ thể, năm 2014, tỷ lệ trẻ bị thiếu cân so với tuổi (suy dinh dưỡng thể nhẹ cân) là 14,5% thì sang đến năm 2015, tỷ lệ này chỉ mới giảm được rất ít: 0,4%, còn 14,1%. Tương tự, tỷ lệ trẻ bị thiếu chiều cao so với tuổi (suy dinh dưỡng thể thấp còi) cũng chỉ mới giảm 0,3% từ 24,9 xuống 24,6%.
Các chuyên gia dinh dưỡng tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Suy dinh dưỡng thấp còi còn được gọi là suy dinh dưỡng mãn tính gây hệ lụy lớn với thể lực, tầm vóc, sự dẻo dai và phát triển trí tuệ của trẻ sau này; thậm chí kéo dài qua nhiều thế hệ. Một điều đáng lưu tâm là dinh dưỡng của người mẹ có liên quan chặt chẽ tới sức khỏe và sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ. Người mẹ thiếu chất, nhẹ cân dễ sinh ra con suy dinh dưỡng thấp còi. Muốn khắc phục điều này, cần có một kế hoạch dài hạn, chăm sóc dinh dưỡng từ giai đoạn người mẹ mang thai trở đi, đến suốt quá trình phát triển của trẻ, đặc biệt là trong 6 năm đầu đời. Điều may mắn là Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020 tầm nhìn 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định một trong những định hướng chính giúp cải thiện tầm vóc cho người Việt Nam, và Bộ Y tế cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã có những chương trình cụ thể nhằm triển khai chiến lược này; ngoài ra, có những công ty, tổ chức trực tiếp hoặc gián tiếp chung tay, tạo nên sự hỗ trợ đặc biệt cho trẻ em Việt Nam trong quá trình cải thiện tầm vóc và trí tuệ.
Abbott và hành trình 21 năm cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em Việt Nam
Trong số các doanh nghiệp dành sự quan tâm đặc biệt đến sự phát triển khỏe mạnh của trẻ em Việt Nam, không thể không kể đến Abbott - trong suốt hơn 21 năm có mặt tại Việt Nam, đã liên tục thực hiện các chương trình hữu ích góp phần vào hành trình nâng cao thể chất này.
Hiểu rất rõ về những đặc điểm riêng biệt liên quan đến dinh dưỡng tại Việt Nam, Abbott không ngừng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển để cải tiến sản phẩm, tạo ra những giá trị phù hợp, đáp ứng đúng đặc điểm thể chất, thói quen dinh dưỡng và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em, trong suốt độ tuổi đang phát triển.
Chương trình hỗ trợ sữa cho trẻ em nông thôn |
Những sản phẩm như Similac Mom bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho phụ nữ mang thai và thai nhi; Pediasure bổ sung những dưỡng chất thiết yếu mà trẻ biếng ăn thiếu hụt, nhằm nhanh chóng bắt kịp đà tăng trưởng; hay Abbott Grow bổ sung đầy đủ dưỡng chất mà trẻ em Việt Nam thường hay thiếu hụt trong chế độ ăn hằng ngày, giúp trẻ phát triển chiều cao và trí não tối ưu… là những giải pháp dinh dưỡng khoa học được các bà mẹ tại Việt Nam đón nhận và tin tưởng trong nhiều năm qua.
Đặc biệt, bên cạnh việc cung cấp những giải pháp dinh dưỡng khoa học, có thể nhận ra nỗ lực của công ty trong việc thực hiện các chương trình mang tính dài hạn nhằm giáo dục và nâng cao hiểu biết về vấn đề dinh dưỡng ở bà mẹ, trẻ em.
Công ty đã đầu tư hơn 230 tỷ đồng, tương đương 10,2 triệu đô la Mỹ để cải thiện dinh dưỡng, đào tạo nhân viên chăm sóc sức khỏe, tăng cường hệ thống y tế và mở rộng giáo dục cộng đồng tại Việt Nam. Trong số đó, những chương trình nuôi con bằng sữa mẹ và chương trình cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em Việt Nam luôn được Abbott dành sự quan tâm đặc biệt. Công ty đã phối hợp với TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát triển chương trình Nuôi con bằng sữa mẹ và hỗ trợ cho các câu lạc bộ ở cấp xã nhằm tuyên truyền về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Từ năm 2004, Abbott cũng đã phối hợp cùng AmeriCares và Tổ chức nhân đạo Giao Điểm phát triển chương trình hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ em nông thôn tại Quảng Trị, Thừa Thiên và An Giang - nơi có tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em được ghi nhận vào hàng cao nhất cả nước, cung cấp kiến thức và công cụ chế biến thực phẩm dinh dưỡng cho hơn 23.000 học sinh tiểu học. Abbott cũng tăng cường tổ chức tập huấn cho giáo viên và cha mẹ học sinh về khái niệm bữa ăn dinh dưỡng và phát triển khỏe mạnh. Nhờ thế, tỉ lệ suy dinh dưỡng ở những khu vực này giảm đáng kể, xuống dưới 20%, vượt qua các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc về suy dinh dưỡng.
Mới đây nhất, tháng 9/2016, Bộ Y tế Việt Nam và Abbott Việt Nam cũng vừa ký kết hợp tác triển khai 2 dự án: “Cải thiện Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú” và “Cải thiện Dinh dưỡng lâm sàng cho các bệnh viện tại Việt Nam” như một dấu son tiếp theo trên hành trình không ngừng nghỉ cải thiện và nâng cao sức khỏe cho người Việt, trong đó có việc nâng cao thể chất, tầm vóc và trí tuệ cho trẻ em Việt Nam.
“Gian khó và không hề dễ dàng” là những nhận định về hành trình giúp cho trẻ em Việt Nam phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, dấu hiệu đáng lạc quan là trên hành trình ấy vẫn đang có sự đồng lòng, chung tay của những doanh nghiệp chọn mục tiêu chăm sóc sức khỏe cho con người - đặc biệt là trẻ em - làm sứ mệnh.