Hiện tại, xuất khẩu nông sản Việt đã đã vươn lên đứng thứ 2 ở Đông Nam Á và đứng thứ 15 thế giới. Với dự báo kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 40 - 41 tỉ đô la Mỹ, có thể thấy các sản phẩm nông nghiệp sẽ tiếp tục là hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong năm 2018. Đây cũng là tiền đề cho những giai đoạn tiếp theo đối với nông sản Việt Nam.
Xây dựng danh mục các sản phẩm nông sản chủ lực là một trong những giải pháp phát triển bền vững mà ngành Nông nghiệp đang hướng tới là đẩy mạnh xây dựng và phát triển các thương hiệu nông sản chủ lực của Việt Nam. Để làm được điều này, không chỉ phát triển sản xuất theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng đáp ứng yêu cầu thị trường, việc kết nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng tại thị trường nội địa cũng cần được thúc đẩy.
Nhà sản xuất, người tiêu dùng cùng các bên trung gian cần tăng cường trao đổi thông tin, tháo gỡ những rào cản về thuế quan, truyền thông, xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng nông sản chủ lực. Các chuyên gia về Nông nghiệp cùng các nhà phân phối lớn đều cho rằng, muốn phát triển bền vững, tìm đầu ra ổn định cho nông sản, các cơ quan quản lý chuyên ngành cần hướng tới việc quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, và đặc biệt các sản phẩm nông nghiệp cần phải sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP...