Dị vật lọt vào vùng kín bé gái 8 tuổi

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cảm thấy đau nhức vùng kín liên tục, bé gái 8 tuổi đi được đưa đi khám và phát hiện dị vật mắc kẹt trong vùng kín.
Dị vật lấy ra khỏi vùng kín của bé gái
Dị vật lấy ra khỏi vùng kín của bé gái

Bạc Liêu: Lấy ra dị vật sắc nhọn trong vùng kín bé gái

Cụ thể, bệnh nhi K., 8 tuổi ở Bạc Liêu nhập viện trong tình trạng quấy khóc, đau đớn vùng kín.

Người nhà cho biết chiều 14/6, trong lúc đang chơi đồ chơi, vô tình có một vật lạ rơi vào vùng kín của trẻ. Đến sáng 15/6 thấy trẻ khóc, đau nhiều ở vùng kín nên gia đình đưa vào một bệnh viện ở Bạc Liêu để điều trị.

Tại bệnh viện, các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán có một dị vật cứng nằm trong âm đạo của cháu.

Sau khi có kết quả xét nghiệm, cháu K. được đưa vào phòng phẫu thuật để tiến hành lấy dị vật khẩn cấp ra khỏi âm đạo của bé. Dị vật dài 2cm.

Sau thủ thuật, hiện cháu K. tỉnh, tiếp xúc tốt, không còn đau.

Hưng Yên: Viên sỏi 2cm kẹt trong ruột non bé trai

Bé trai 6 tuổi đang chơi cùng viên sỏi dạng hình tròn (loại sỏi đá thường dùng để trang trí dưới gốc cây cảnh) thì nuốt luôn vào bụng. Bệnh nhi được gia đình đưa vào viện trong tình trạng đau tức vùng thượng vị và quanh rốn.

Tại bệnh viện địa phương, kết quả chụp X-Quang cho thấy hình ảnh cản quang dạng tròn bên trái đốt sống L2. Vì đã ăn tại nhà, cháu bé được cho uống thuốc nhuận tràng xem dị vật có xuống được và thoát ra ngoài hay không. Sau đó, cháu được chụp lại X - Quang để đánh giá tình trạng nhưng viên sỏi vẫn nằm tại vị trí đốt sống L2.

Xác định đây là dị vật đã bị kẹt tại ruột non, cần tiến hành thủ thuật gắp qua nội soi, các bác sĩ đã tư vấn cho gia đình và đồng ý làm thủ thuật.

Kết quả, bác sĩ đã gắp được một dị vật màu trắng dạng viên sỏi đá, kích thước khoảng 2cm.

Viên sỏi 2cm lấy ra từ bụng bệnh nhi - Ảnh: BVCC

Viên sỏi 2cm lấy ra từ bụng bệnh nhi - Ảnh: BVCC

Qua đây bác sĩ khuyến cáo, trẻ nhỏ khám phá thế giới bằng mọi giác quan, kể cả miệng. Do vậy, trẻ rất dễ nuốt phải những vật như đồng xu, hòn bi, kim băng, viên thuốc, cúc áo, mảnh đồ chơi, pin cúc áo và hạt quả. Chính vì vậy, bố mẹ hay người chăm sóc cần đặc biệt quan sát con. Nên loại bỏ những đồ vật có nguy cơ gây hóc dị vật ở trẻ.

Tai nạn sinh hoạt do hóc hay nuốt phải dị vật rất hay gặp trong đời sống sinh hoạt. Trường hợp nhẹ: Trẻ có thể tự đào thải khi trẻ đi ngoài. Tuy nhiên, với các trường hợp nặng: Rơi vào khí quản gây ngừng thở hay rơi vào đường tiêu hoá gây tắc ruột hoại tử…vv.

Khi trẻ nuốt phải dị vật cần đưa ngay đến cơ sở y tế nhanh nhất và gần nhất để được xử lý kịp thời. Tuyệt đối không tự điều trị hay chữa mẹo gây nguy hiểm cho trẻ.

Đọc thêm