Điều chỉnh tuổi trẻ em cho phù hợp thực tế đất nước

Qua thảo luận Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em (sửa đổi), nhiều ý kiến tán thành việc điều chỉnh độ tuổi trẻ em thành dưới 18 tuổi cho phù hợp với Công ước quốc tế về Quyền trẻ em mà Việt Nam đã tham gia và tình hình thực tế của đất nước. 
Ảnh minh họa từ Internet.
Ảnh minh họa từ Internet.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) gày 18/2 cho ý kiến về dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu của dự án Luật Báo chí (sửa đổi) và dự án Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em (sửa đổi).

Qua thảo luận Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em (sửa đổi), nhiều ý kiến tán thành việc điều chỉnh độ tuổi trẻ em thành dưới 18 tuổi cho phù hợp với Công ước quốc tế về Quyền trẻ em mà Việt Nam đã tham gia và tình hình thực tế của đất nước. 

Trước lo ngại việc tăng độ tuổi trẻ em sẽ làm tăng chi ngân sách nhà nước, UBTVQH thông tin, hiện nay số trong độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi là 4.384.472 người. Khi điều chỉnh độ tuổi trẻ em, 4.384.472 người này sẽ được xem là trẻ em và vẫn được hưởng đầy đủ các chính sách hiện hành được quy định tại Luật Thanh niên; chi phí chỉ phát sinh khi áp dụng với các trường hợp cần chăm sóc, bảo vệ đặc biệt (khoảng 250.000 người) và công tác phòng ngừa, can thiệp sớm, tái hòa nhập cộng đồng cho nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

UBTVQH cũng cho ý kiến về dự thảo báo cáo công tác nhiệm kỳ 2011-2016 của Viện trưởng Viện KSND Tối cao; biểu quyết nhất trí bổ sung 159 kiểm sát viên cao cấp cho ngành KSND theo đề nghị của Viện KSND Tối cao và kết quả thẩm tra của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. Trong đó, Viện KSND cấp cao được bổ sung 63 chỉ tiêu; 61 tỉnh, thành phố được đồng ý bổ sung một chỉ tiêu kiểm sát viên cao cấp/tỉnh, thành phố; riêng Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều có 2 chỉ tiêu kiểm sát viên cao cấp.

Đọc thêm