Doanh nghiệp nội chạy nước rút

“Ở Vịêt Nam có cái lạ, những vị trí “vàng” lại cấp cho DN  nước ngoài. Trong khi tại Philippines, họ chỉ cấp cho các DN ngoại  những lô đất cách trung tâm 30 km. Nhiều tỉnh, lãnh đạo tự hào “thành tích” giải phóng mặt bằng nhanh, để giao đất cho DN FDI hơn là “tiếp” các DN phân phối, bán lẻ trong nước” – một lãnh đạo DN nội địa chua chát.

“Ở Vịêt Nam có cái lạ, những vị trí “vàng” lại cấp cho DN  nước ngoài. Trong khi tại Philippines, họ chỉ cấp cho các DN ngoại  những lô đất cách trung tâm 30 km. Nhiều tỉnh, lãnh đạo tự hào “thành tích” giải phóng mặt bằng nhanh, để giao đất cho DN FDI hơn là “tiếp” các DN phân phối, bán lẻ trong nước” – một lãnh đạo DN nội địa chua chát.

Cuộc chiến không cân sức

“Doanh nghiệp (DN) bán lẻ nước ngoài đổ bổ vào ào ào, anh em trong nước chỉ còn nước vắt chân lên cổ mà chạy”  - ông Phạm Đình Đoàn - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Phú Thái mô tả thực trạng ngành bán lẻ nội địa. Theo vị này, tổng nguồn vốn của DN nội hiện chưa bằng doanh thu trong 1 tháng của một tập đoàn lớn nước ngoài. “Tiềm lực mình như thế, mà ở Vịêt Nam có cái lạ, những vị trí “vàng” lại cấp cho DN  nước ngoài. Trong khi tại Philippines, họ chỉ cấp cho các DN ngoại  những lô đất cách trung tâm 30 km. Nhiều tỉnh, lãnh đạo tự hào “thành tích” giải phóng mặt bằng nhanh, để giao đất cho DN FDI hơn là “tiếp” các DN phân phối, bán lẻ trong nước” – CEO Phú Thái chua chát. Khó khăn nữa, theo ông Đoàn, Việt Nam chưa có hệ thống logistics chuyên nghiệp, hiện đại. Như hệ thống phân phối Wall Mart, có tổng kho 50 ha, 200 container xuất hàng cùng một lúc, cứ 20 phút/xuất 1 container hàng hoá và tất cả đều được điều khiển bằng máy móc, trong khi chúng ta  thì vẫn ì ach, lạc hậu và chưa có đại gia nào có “máu mặt” trong lĩnh vực này .

Doanh nghiệp nội chạy nước rút ảnh 1
 

Ông Nguyễn Ngọc Hoà - Chủ tịch HĐQT Liên minh hợp tác xã thương mại TP.Hồ Chí Minh (Sài Gòn Co.op Mart) thẳng thắn: Ban đầu, tập đoàn bán lẻ nước ngoài vào, họ cam kết chỉ làm những cái lớn, hoành tráng, nhưng thực chất bây giờ họ làm cả cái vừa và cái nhỏ, như  ở TP.. Hồ Chí Minh có những cái diện tích chỉ 200 m2. DN FDI cũng rất “khôn”, họ đa dạng hoá phương thức đầu tư, liên doanh liên kết với DN Vịêt Nam, để các DN trong nước chịu trách nhiệm đi xin giấy phép, mở chi nhánh, còn họ ở nước ngoài chỉ việc bơm vốn – đây thực chất đây là một cách lách luật.

“Đồng thời họ đánh đúng “tử huyệt”, đó là năng lực tài chính của DN Việt Nam. Đơn cử, chúng tôi đã thoả thuận xong giá thuê đất, thì ông nước ngoài “nhảy vào” đề nghị mua đứt, bán đoạn, trao tiền ngay luôn 50 năm. Thêm nữa, họ cậy trường vốn, tha hồ bơm tiền quảng cáo, cạnh tranh như vậy, DN nội sao theo kịp.… Họ có thể làm tất cả để “đè” thị phần của DN Việt Nam” – ông Hòa than thở.

Không có “bà đỡ”, không thể đấu tay đôi

Trước thực trạng trên, theo Chủ tịch HĐQT Sài Gòn Co.op Mart, ngoài việc các DN phân phối và bán lẻ trong nước phải liên kết và tự nỗ lực, hoàn thiện mình hơn nữa, thì rất cần vai trò “bà đỡ” của nhà nước trong từng giai đoạn. Theo đó, ông Hòa đề nghị Bộ Công Thương và các bộ, ngành, địa phương cần phối hợp nghiên cứu, xem xét để quy hoạch tại một tỉnh, một địa phương cần bao nhiêu siêu thị, chợ là vừa. “Chứ với tình cảnh này, để siêu thị nội  đứng cạnh “ông” nước ngoài thì khó  mà đấu tay đôi” – ông Hòa cảm thán. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần tạo điều kiện cho DN nội trong việc cho thuê đất trả tiền hàng năm, hoặc chậm tiền sử dụng đất từ 3 - 5 năm, hoặc phát triển mạng lưới, có thể cho phép khấu hao ngắn hơn thay vì 20-30 năm không – vị này kiến nghị.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cho biết, bộ này cũng đã lên hàng loạt đầu việc đễ giải tỏa các băn khoăn, thắc mắc nói trên của DN, đặc biệt là ưu tiên hỗ trợ mặt bằng cho các DN phân phối trong nước. Ngoài ra, bộ này sẽ làm việc với TAND tối cao xây dựng quy trình giải quyết các vụ kinh tế rút gọn; rà soát các mặt hàng trong nước sản xuất bị các DN nước ngoài thao túng; rà soát danh mục các hàng hoá không cho phép DN nước ngoài phân phối và thực hiện đúng cam kết WTO…. Bà Thoa cũng nhấn mạnh, trong Nghị quyết 11, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công Thương rà soát và xây dựng Nghị định điều hành các mặt hàng thiết yếu, hiện bộ đang bắt tay thực thi.

Ông Phan Thế Rụê - Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam kiến nghị: Bộ Công Thương cần rà soát toàn bộ chiến lược phát triển thị trường nội địa từ 2005. “Vì vĩ mô, vì sự ổn định, minh bạch của thị trường trong nước đề nghị Nhà nước xem lại việc phân cấp đầu tư,  chuyển việc cấp phép đầu tư lĩnh vực phân phố sang các sở Công Thương. Còn đối với những mặt hàng mặt hàng thiết yếu, nhạy cảm, Thủ tướng Chính phủ nên  quyết định điều hành từng mặt hàng cụ thể, tránh cơ chế “xin - cho” – ông Ruệ thẳng thắn.

Mai Hoa

Đọc thêm