Dọc đất nước in dấu chân "lính Lam Hồng"

Sư đoàn 31 (quân đoàn 3)  là một trong số các sư đoàn đã tham gia chiến đấu và lập nhiều chiến công trên 3 chiến trường: Việt Nam, Lào, Campuchia… Từ năm 1985 đến nay, chuyển sang làm kinh tế và huấn luyện quân dự bị động viên, cán bộ, chiến sỹ của Sư đoàn vẫn đang nối tiếp truyền thống vẻ vang của đơn vị…

Sư đoàn 31 (quân đoàn 3)  là một trong số các sư đoàn đã tham gia chiến đấu và lập nhiều chiến công trên 3 chiến trường: Việt Nam, Lào, Campuchia… Từ năm 1985 đến nay, chuyển sang làm kinh tế và huấn luyện quân dự bị động viên, cán bộ, chiến sỹ của Sư đoàn vẫn đang nối tiếp truyền thống vẻ vang của đơn vị…

Cán bộ, chiến sỹ Sư đoàn 31 đang tập luyện trên thao trường.
Cán bộ, chiến sỹ Sư đoàn 31 đang tập luyện trên thao trường.

5 năm, 2 lần làm nhiệm vụ quốc tế

“38 năm trước, Sư đoàn 31 ra đời trong một hoàn cảnh rất đặc biệt”, đại tá Đoàn Long An- Sư đoàn trưởng Sư đoàn 31- tự hào giới thiệu, “vào giữa năm 1974, cách mạng Lào đã giành được những thắng lợi to lớn nên Quân uỷ Trung ương chủ trương thành lập một sư đoàn bộ binh mới trên cơ sở các lực lượng còn lại của Mặt trận 31 ở Cánh đồng Chum- Xiêng Khoảng (Lào).

Ngày 11/7/1974, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chính thức có Quyết định thành lập Sư đoàn bộ binh 31 (được mang tên truyền thống là Đoàn Lam Hồng). Hơn 1 tháng sau, Sư đoàn tổ chức trọng thể lễ ra mắt ngay tại huyện Mường Pẹt, tỉnh Xiêng Khoảng và tiếp tục kế thừa truyền thống vẻ vang của các lực lượng quân tình nguyện Việt Nam trên mặt trận Cánh đồng Chum”.  

Đóng quân trên trên nước bạn, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn luôn nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của quân tình nguyện. Thời gian này, không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ hậu thuẫn trực tiếp cho bạn giành chính quyền, hoàn thành việc tiếp quản các căn cứ, ổ phỉ lâu đời ở Long Chẹng, Xảm Thông, Buôm Lọng…, Sư đoàn 31 còn giúp bạn xây dựng nhiều công trình cơ sở hạ tầng, dân dụng công cộng…Với nhiều chiến công vang dội, Sư đoàn đã góp phần đưa sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của Đảng và nhân dân nước bạn Lào đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Tháng 4/1976, nhận lệnh trở về Tổ quốc, làm nhiệm vụ phát triển kinh tế và huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, Sư đoàn đã thực hiện cuộc hành quân lịch sử để về đứng chân tại địa bàn tỉnh Nghệ An. Đóng quân tại quê hương sông Lam, núi Hồng đến cuối năm 1977 thì Sư đoàn cơ động vào Đồng bằng sông Cửu Long giúp hai tỉnh An Giang, Kiên Giang xây dựng công trình thủy lợi, thau chua rửa mặn cải tạo ruộng đồng, phát triển kinh tế.

Mùa xuân năm 1978, giữa lúc cán bộ, chiến sỹ của Sư đoàn đang tiến quân mạnh mẽ vào mặt trận thuỷ lợi thì cũng là lúc cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Pôn Pốt diễn ra ác liệt. Từ đây, Sư đoàn lại nhận nhiệm vụ chiến đấu tại chiến trường Tây Nam, giúp nhân dân Campuchia tiêu diệt bọn diệt chủng Pôn Pốt, Iêng Xa Ry. Sư đoàn đã tham gia 6 chiến dịch lớn, tác chiến trên 200 trận, tiêu diệt và bắt sống hơn 1 vạn tên địch, làm chủ Tà Sanh- sào huyệt, cơ quan đầu não của bọn diệt chủng Pôn Pốt.

Với những chiến công đặc biệt xuất sắc trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế cao cả, năm 1979, Sư đoàn 31 được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, được Hội đồng Nhà nước Cộng hoà nhân dân Campuchia tặng Huân chương Ăng Ko hạng nhất, được Chủ tịch nước CHDCND Lào tặng Huân chương Ítxala.

Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành

Năm 1979, Sư đoàn nhận lệnh cơ động ra miền Bắc Việt Nam làm nhiệm vụ dự bị cơ động chiến đấu. Trong gần 1 tháng, Sư đoàn đã thực hiện cuộc hành quân lớn nhất, vượt gần 3.000 km, xuyên qua đất nước Campuchia, dọc nước Việt Nam bằng cả đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không để có mặt tại nơi đóng quân mới- tỉnh Thái Nguyên và Lạng Sơn. Tháng 8/1985, Sư đoàn lại tiếp tục nhận nhiệm vụ chiến đấu phòng ngự trên mặt trận biên giới Vị Xuyên (Hà Giang).

Sau hơn 8 năm làm nhiệm vụ trên hướng phía Bắc Tổ quốc, lịch sử Sư đoàn 31 lại bước sang một trang mới: Xây dựng và làm nhiệm vụ trên địa bàn Khu 5. Nói về thời gian thực hiện nhiệm vụ mới này, đại tá An cho hay: “Sư đoàn đã hiệp đồng với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định, lãnh đạo địa phương và cơ quan quân sự các huyện xây dựng quản lý, huấn luyện cho lực lượng dự bị động viên (DBĐV) của Sư đoàn.

Mặc dù gặp không ít khó khăn, nhưng nhờ làm tốt công tác dân quân nên số lượng quân DBĐV tham gia huấn luyện hàng năm luôn đạt trên 95% quân số, chất lượng huấn luyện ngày càng được nâng cao. Ngoài ra, những năm gần đây, Sư đoàn còn tổ chức bồi dưỡng giáo dục kiến thức quốc phòng cho hàng chục ngàn lượt học sinh, sinh viên các trường trên địa bàn đóng quân, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân ngày càng vững mạnh.

Với nhiệm vụ của một đội quân công tác, ngoài việc huấn luyện lực lượng DBĐV sẵn sàng chiến đấu, các cán bộ, chiến sỹ của Sư đoàn 31 vẫn đang sẵn sàng giúp dân khắc phục thiên tai, lũ lụt; tham gia phát triển kinh tế xã hội của địa phương…

Khoa Lâm

Đọc thêm