Đồng bào dân tộc thiểu số ở Nghệ An ổn định nhà cửa, chuyển đổi nghề nghiệp nhờ vốn vay ưu đãi

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hàng ngàn hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An trong những năm qua đã được tiếp cận với nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi để sửa chữa chữa nhà cửa và từng bước thoát nghèo, thoát nghèo bền vững. 
Bà con tại Mường Lống (Kỳ Sơn) tiếp cận vốn vay ưu đãi phát triển giống gà đen thương hiệu.
Bà con tại Mường Lống (Kỳ Sơn) tiếp cận vốn vay ưu đãi phát triển giống gà đen thương hiệu.

Nghệ An có 10 huyện miền núi, trong số đó 5 huyện là miền núi cao, có 5 dân tộc thiểu số chính cùng nhau sinh sống, gồm: Thái 299.490 người, Thổ 62.751 người, Khơ Mú 45.890 người, Mông 30.433 người, Ơ Đu 1.085 người.

Để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân đồng bào dân tộc thiểu số, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 2021-2025; Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 đã được triển khai trên địa bàn.

Vốn vay ưu đãi được nhiều hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận để ổn định cuộc sống, tạo sinh kế, thoát nghèo bền vững
Vốn vay ưu đãi được nhiều hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận để ổn định cuộc sống, tạo sinh kế, thoát nghèo bền vững

Trong đó, việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ trên địa bàn Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Để thực hiện chính sách này, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Nghệ An đã chủ động, tích cực phối hợp chặt chẽ cùng Ban Dân tộc tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh, phối hợp với các sở, ngành có liên quan chỉ đạo UBND cấp huyện triển khai các nhiệm vụ theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ, đặc biệt là công tác thiết lập, ban hành danh sách đối tượng thụ hưởng. Phối hợp chặt chẽ với các địa phương, tích cực tuyên truyền, rà soát đối tượng, xác định nhu cầu vốn tín dụng chính sách theo Nghị quyết số 11/NQ-CP trên địa bàn.

Trong năm 2022, Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh Nghệ An tỉnh đã giải ngân 38.118 triệu đồng/696 hộ. Trong đó hỗ trợ nhà ở: 312 hộ, số tiền 12.480 triệu đồng; hỗ trợ Chuyển đổi nghề 383 hộ, số tiền 25.593 triệu đồng. Số tiền đã góp phần tạo điều kiện cho bà con sửa chữa nhà cửa, có thêm phần vốn để chuyển đổi nghề nghiệp tạo sinh kế.

Trong 9 tháng đầu năm 2023, chi nhánh Ngân hàng CSXH Nghệ An đã giải ngân 98.250 triệu đồng/2.007 hộ. Trong đó, hỗ trợ nhà ở 1.375 hộ, số tiền 54.649 triệu đồng; Chuyển đổi nghề: 632 hộ, số tiền 43.601 triệu đồng. Dư nợ đến 30/9/2023 là 133.749 triệu đồng/2.663 hộ.

Để có những kết quả nêu trên, đó là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến địa phương. Trong đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt các sở ban, ngành liên quan cùng UBND cấp huyện, xã phối hợp tổ chức triển khai có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ trên địa bàn, công tác rà soát, tổng hợp, ban hành danh sách đối tượng thụ hưởng được thực hiện nghiêm túc, kịp thời.

Mô hình nuôi cá trong lòng hồ thuỷ điện Hủa Na từ vốn vay ưu đãi cũng đem lại lợi ích kinh tế lớn cho bà con
Mô hình nuôi cá trong lòng hồ thuỷ điện Hủa Na từ vốn vay ưu đãi cũng đem lại lợi ích kinh tế lớn cho bà con

Trên cơ sở đó, ngân hàng CSXH tỉnh tham mưu phân giao nguồn vốn đúng quy trình, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác các cấp chỉ đạo công tác bình xét cho vay minh bạch, dân chủ, đúng đối tượng, sử dụng vốn đúng mục đích, bước đầu phát huy tốt hiệu quả đồng vốn.

Với những ưu đãi vượt trội về lãi suất và thời hạn, vốn vay được giải ngân với thủ tục đơn giản, nhanh chóng đã góp phần quan trọng giúp cho các hộ đồng bào nghèo sớm có nhà ở. Cùng với đó có điều kiện để chuyển đổi nghề, chuyển đổi sinh kế thuận lợi hơn qua đó gián tiếp góp phần đảm bảo tình hình an ninh trật tự tại địa phương, ổn định an ninh biên giới.

Bên cạnh chương trình mục tiêu Quốc gia theo Nghị quyết 28 thì Nghệ An cũng tích cực thực hiện cho vay tín dụng ưu đãi theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg từ năm 2017 đến nay. Chương trình này đã giúp cho 49.810 hộ gia đình trên 14/21 huyện, thành, thị, tổng số tiền giải ngân cho vay hỗ trợ chuyển đổi nghề và sản xuất kinh doanh do NHCSXH tỉnh Nghệ An thực hiện trong giai đoạn 2017-2020 là 4.193 hộ/số tiền 159.659 triệu đồng.

Số hộ dân tộc thiểu số sinh sống tại xã khu vực III và thôn đặc biệt khó khăn được vay vốn là 3.822 hộ/144.901 triệu đồng; Dư nợ còn lại đến ngày 30/9/2023 là 112.410 triệu đồng/2.952 hộ còn dư nợ.

Các chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào DTTS và miền núi; các chương trình vốn vay tín dụng ưu đãi đã giúp hàng ngàn hộ nghèo, cận nghèo, hộ là người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở các huyện vùng sâu vùng xa, vùng biên giới Nghệ An có cơ hội để an cư và có nguồn vốn vay lãi suất thấp để phát triển kinh tế, chuyển đổi nghề nghiệp. Từng bước giúp đồng bào thoát nghèo và thoát nghèo bền vững.

Đọc thêm