Đồng hành với người nuôi tôm để có năng suất như kỳ vọng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong khuôn khổ Hội chợ Triển lãm Quốc tế công nghệ ngành tôm Việt Nam năm 2024 với chủ đề "VietShrimp - Đồng hành cùng người nuôi tôm", chiều 20/3, diễn ra Hội thảo phiên 2 "Đối thoại về ngành tôm ít phát thải và bền vững theo kinh tế tuần hoàn".

Hội thảo do Cục Thuỷ sản phối hợp Hội Thủy sản (VINAFIS) và Tạp chí Thuỷ sản... tổ chức tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cà Mau đến ngày 21/3.

Tham dự Hội thảo có ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau; ông Trần Đình Luân - Cục trưởng Cục Thủy sản; người nuôi tôm; doanh nghiệp, chuyên gia ngành thủy sản Việt Nam và quốc tế...

Ông Trần Đình Luân - Cục trưởng Cục Thuỷ sản chủ trì tham luận.

Ông Trần Đình Luân - Cục trưởng Cục Thuỷ sản chủ trì tham luận.

Tại Hội thảo, ông Trần Đình Luân - Cục trưởng Cục Thuỷ sản chủ trì tham luận về “Nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn chuỗi giá trị tôm Việt” liên quan đến các vấn đề đang được nhiều người quan tâm.

Cụ thể, nội dung bao gồm: Tổng quan chuỗi tôm Việt dưới góc nhìn kinh tế tuần hoàn của Bộ KH&ĐT; Thách thức và tiềm năng của tôm Việt trong bối cảnh năm 2024 của Bộ Công Thương; Giải pháp công nghệ đối với sản phẩm tôm Việt; Định hướng theo kinh tế tuần hoàn của WWF, Skretting Việt Nam và tham vọng hướng đến nuôi trồng thủy sản không phát thải ròng; ứng dụng công nghệ sinh học nuôi tôm trong giảm phát khí thải của Tomota; Giải pháp dinh dưỡng và công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững cho ngành tôm Việt Nam của Tập đoàn De Heus; Kinh tế tuần hoàn trong chế biến tôm của Việt Nam Food; Phương pháp tiếp cận toàn diện Cargill trong nuôi tôm của Tập đoàn Cargill.

Hội thảo xoay quanh 4 chủ đề “Nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn chuỗi giá trị tôm Việt”; “Đối thoại về ngành tôm ít phát thải và bền vững theo kinh tế tuần hoàn”; “Tăng cường chất lượng nâng tầm giá trị” và “Để nuôi tôm đem lại hiệu quả cao nhất”... mang đến các nội dung chuyên sâu và đa dạng, mở ra nhiều cách tiếp cận và giải pháp mới cho ngành tôm tại Việt Nam.

Các doanh nghiệp, chuyên gia ngành thủy sản Việt Nam và Quốc tế chia sẻ về giải pháp giảm giá thành nuôi tôm để tăng lợi nhuận cho nông dân.

Các doanh nghiệp, chuyên gia ngành thủy sản Việt Nam và Quốc tế chia sẻ về giải pháp giảm giá thành nuôi tôm để tăng lợi nhuận cho nông dân.

Tại Hội thảo, các doanh nghiệp, chuyên gia ngành thủy sản Việt Nam và Quốc tế chia sẻ giải pháp giảm giá thành nuôi tôm; trình bày về sử dụng chiết xuất rong biển phòng bệnh cho tôm; ứng dụng công nghệ sinh học trong giảm phát khí thải ngành tôm, đảm bảo đủ điều kiện để cạnh tranh Quốc tế dựa vào tiêu chí nuôi tôm hạn chế phát thải, giảm giá thành sản xuất và nâng cao chất lượng tôm nguyên liệu; năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững ngành tôm; kiểm soát môi trường nuôi tôm, lựa chọn đầu tư mô hình phù hợp để con giống thích ứng; trao đổi giao lưu các mô hình nuôi tôm tiên tiến và các giải pháp hiệu quả trong nuôi tôm; giảm chi phí, giải pháp kỹ thuật nâng cao khả năng cạnh tranh và lợi nhuận cho người nông dân; phương pháp kiểm soát bệnh do vi khuẩn ở tôm nuôi, tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi; mô hình nuôi tôm 3 tốt...

Để nâng cao giá trị trong ngành thủy sản, cần hạn chế sử dụng kháng sinh, tạo đà tăng trưởng cho con tôm.

Để nâng cao giá trị trong ngành thủy sản, cần hạn chế sử dụng kháng sinh, tạo đà tăng trưởng cho con tôm.

Ông Trần Đình Luân - Cục trưởng Cục Thủy sản đánh giá cao phần trình bày của các đơn vị, qua đó đã nêu được các giải pháp khác nhau, giúp phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, giúp ngành tôm phát triển hiệu quả thời gian tới.

“Để nâng cao giá trị trong ngành thủy sản, cần hạn chế sử dụng kháng sinh, tạo đà tăng trưởng cho con tôm, hãy là những người nuôi thông thái. Để đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp phát triển ngành tôm bền vững thì cần có sự hướng dẫn, tham, thảo luận kỹ càng. Mỗi doanh nghiệp khi đưa sản phẩm khoa học kỹ thuật đến tay người nuôi tôm cần giúp người dân ứng dụng phù hợp, qua đó góp phần đạt năng suất như kỳ vọng”, ông Trần Đình Luân nói.

Đọc thêm