Đợt nắng nóng ở khu vực Bắc Bộ kéo dài đến bao giờ?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia cảnh báo, nắng nóng ở Bắc Bộ có khả năng kéo dài tới khoảng ngày 31/5; nắng nóng ở khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có khả năng kéo dài đến những ngày đầu tháng 6.
Ảnh minh họa: Ngọc Nga
Ảnh minh họa: Ngọc Nga

Theo dự báo, ngày 29/5, khu vực Bắc Bộ có nắng nóng, riêng khu Tây Bắc có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-36 độ C, riêng khu Tây Bắc có nơi trên 37 độ C.

Ngày 30/5, khu vực Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Cảnh báo, nắng nóng ở Bắc Bộ có khả năng kéo dài tới khoảng ngày 31/5; nắng nóng ở khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có khả năng kéo dài đến những ngày đầu tháng

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng đạt cấp 15.

Do ảnh hưởng của nắng nóng kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp và gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn nên có nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.

Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột qụy do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.

Lưu ý, nhiệt độ dự báo trong các bản tin nắng nóng và nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời có thể chênh lệch từ 2-4 độ C, thậm chí có thể cao hơn phụ thuộc vào các điều kiện mặt đệm như bê tông, đường nhựa.

Theo bác sĩ Đặng Hoàng Điệp, Khoa Cấp Cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, khi gặp người bị say nắng, say nóng, phải thực hiện ngay các bước như sau:

Bước 1: Đưa bệnh nhân vào chỗ mát, thoáng khí (chỗ bóng râm, lên xe mát hay nhà mát, …) đồng thời gọi hỗ trợ, đặc biệt gọi cấp cứu hỗ trợ.

Bước 2: Khai thông đường thở, hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực nếu người bệnh hôn mê, không bắt được mạch.

Bước 3: Áp dụng ngay lập tức các biện pháp làm mát để hạ nhiệt độ của cơ thể.

Đo nhiệt độ cơ thể (nếu có nhiệt kế).

Cởi bỏ quần áo và áp nước ấm lên người bệnh nhân sau đó dùng quạt để tăng quá trình bốc hơi ( bệnh nhân nên nằm nghiêng hoặc được đỡ ở tư thế tay chống gối để bề mặt da có thể hứng được nhiều gió càng tốt.

Bước 4: Đắp khăn lạnh, hoặc áp gói nước đá vào nách, bẹn, cổ

Bước 5: Cho uống nhiều nước hoặc dung dịch điện giải nếu bệnh nhân tỉnh táo, có thể uống được.

Bước 6: Chuyển bệnh nhân bằng xe điều hòa hoặc phải mở cửa sổ, quá trình vận chuyển tiếp tục làm mát nhiệt độ bệnh nhân.

Đọc thêm