Du lịch Việt: Đi xa nay đã về gần

(PLO) - Giai đoạn trước 2014, rất khó để người ta có thể tưởng tượng về sự đổi thay của nhiều vùng đất như ngày nay. 
FLC Sầm Sơn
FLC Sầm Sơn

Thời điểm đó, ánh hào quang quá khứ của Sầm Sơn đang dần mất đi, khi tư duy phát triển du lịch manh mún với nhiều “tiếng xấu” đang lấn át hình ảnh một vùng biển xinh đẹp từng được người Pháp đánh giá là “điểm nghỉ dưỡng lý tưởng nhất Đông Dương”. 

Thời điểm đó, toàn bộ vùng “đất võ trời văn” Quy Nhơn, Bình Định chỉ là điểm dừng chân tạm thời của du khách trước khi dịch chuyển tới các điểm du lịch có tiếng khác như Nha Trang, Đà Lạt. Xã đảo Nhơn Lý nơi sở hữu những danh thắng như Eo Gió, Kỳ Co thì vẫn heo hút buồn tẻ với những trảng cát hoang chói chang dưới nắng. 

Có những doanh nghiệp đã chọn những nơi ai nhìn cũng lắc đầu như thế để "từng bước hình thành" hệ thống sản phẩm, dịch vụ du lịch phù hợp với nhu cầu của thị trường, khai thác được những tiềm năng, thế mạnh từ nội lực” như Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái nói tại một hội thảo cuối tháng 8/2017. 

Những công trình “bước ngoặt”

Giữa năm 2014, Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn chính thức khởi công trên vùng đầm lầy heo hút sâu đến 7,8m, có nơi lên đến 10m, vứt cây tre xuống có thể chìm nghỉm không dấu vết tại Thanh Hóa. 

Chỉ sau 9 tháng thi công, một công trình mới đã được hoàn thành, trở thành dự án nghỉ dưỡng hiếm hoi tại Bắc Trung Bộ có sân golf 18 hố được thiết kế bởi Nicklaus Design – công ty hàng đầu thế giới về sân golf, đồng thời xác lập hai kỷ lục “Resort có bể bơi nước mặn lớn nhất Việt Nam” và “Resort có nhiều bể bơi nhất Việt Nam” cho bể bơi rộng 5.100 m2 trước khách sạn FLC Luxury Hotel Samson và 152 bể bơi lớn nhỏ nằm trong quần thể.

FLC Sầm Sơn có thể nói là công trình nghỉ dưỡng đầu tiên đạt chuẩn 5 sao mà Thanh Hóa đã xúc tiến đầu tư thành công, sau thời gian dài rà soát dự án, thuê quy hoạch nước ngoài, rồi hối hả mời gọi đầu tư nhưng “không ông nào chịu làm”, theo chia sẻ của một vị lãnh đạo cấp cao tại địa phương này. 

“Tôi có nhiều đêm thức trắng với dự án Sầm Sơn. Ở đó có mấy trăm ha thì tôi nhớ chính xác từng m2 bên dưới có cát, bùn, hay sỏi... Trong 6 tháng liên tục, ngày nào tôi cũng đi bộ tới cả chục tiếng ở công trường để kiểm tra, đốc thúc tiến độ các hạng mục. Lúc đó, tôi chỉ mong sao dự án sớm hoàn thành và để mọi người thấy niềm tin của chúng tôi là đúng”, ông Trịnh Văn Quyết, người đứng đầu Tập đoàn FLC từng chia sẻ. 

Mùa đông năm 2015, khái niệm “du lịch một mùa” của Sầm Sơn đã thay đổi. Từ việc chỉ đón những du khách bình dân vào mùa hè và còn có thêm những hình ảnh không đẹp về nạn chặt chém, Sầm Sơn trở thành điểm du lịch bốn mùa với bức tranh khang trang của khách sạn 5 sao, sân golf, trung tâm hội nghị hay tuyến đường Hồ Xuân Hương nhộn nhịp khiến du khách cũng như người dân địa phương cảm thấy nức lòng. 

“Dự án đã góp phần thay đổi tính chất du lịch bình dân, mùa vụ trước đây của Sầm Sơn và thay đổi cả tư duy du lịch nghỉ dưỡng tại miền Bắc”, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn khẳng định trong lễ Lễ công bố Quần thể FLC Sầm Sơn  đạt chuẩn 5 sao ngày 30/10/2015. 

Niềm vui nối tiếp những niềm vui, tháng 7/2016, dự án FLC Quy Nhơn chính thức khánh thành. 

FLC Quy Nhơn với sân golf được đánh giá đẹp Top 3 châu Á, khách sạn tiêu chuẩn 5 sao gần 1.000 phòng cùng hơn 70 tiện ích quy mô  là dự án du lịch có quy mô lớn, với đẳng cấp quốc tế đầu tiên được đầu tư xây dựng hoàn thành và đi vào hoạt động tại tuyến du lịch trọng điểm quốc gia Phương Mai - Núi Bà. 

FLC Quy Nhơn
FLC Quy Nhơn

"Nếu như trước đây mỗi năm chúng tôi chỉ đón hơn 1 triệu lượt khách thì năm 2016 có 3,2 triệu lượt khách. Năm 2017 ước tính có gần 4 triệu lượt khách...Doanh thu từ du lịch trước đây chỉ một vài trăm tỷ đồng thôi, nhưng giờ đã lên tới cả nghìn tỷ", ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định nhận định. 

Còn theo ông Phan Viết Hùng – Phó Trưởng ban quản lý khu kinh tế Bình Định thì chỉ tính riêng trong năm 2016 và 2017, lượng khách đến Quy Nhơn đã tăng trưởng 25 – 30%, doanh thu tăng trên 40%, tạo nên một sức sống mới cho toàn bộ khu vực. 

“Trước đây Nhơn Lý là một xã đảo rất vắng vẻ và buồn tẻ, nhưng giờ có nhịp sống nhộn nhịp hơn hẳn. Từ một xã, giờ Nhơn Lý đã chuẩn bị lên phường trực thuộc thành phố Quy Nhơn. Đây chỉ là một trong rất nhiều thay đổi trong cuộc sống hằng ngày ở Quy Nhơn từ khi có sự hiện diện của FLC Quy Nhơn..”, ông Hùng nhận xét. 

Bên cạnh FLC Sầm Sơn, FLC Quy Nhơn chỉ trong thời gian không xa, du khách sẽ được thưởng thức cảnh sắc kỳ vĩ của Hạ Long từ quần thể 10.000 tỷ kiến tạo trên đỉnh đồi Văn Nghệ hay trải nghiệm chuỗi sân golf liên hoàn diện tích “khủng” 1.000 ha tại FLC Quảng Bình  - dự án du lịch được đánh giá là có quy mô lớn nhất miền Trung cho đến thời điểm hiện tại. 

Nhưng đó chưa phải là tất cả. 

Cất cánh “giấc mơ bay”

FLC Hạ Long
FLC Hạ Long

“Vận hành những quần thể du lịch lớn trên toàn quốc, chúng tôi nhận ra sự kết nối giữa những điểm du lịch của Việt Nam còn nhiều bất cập. Làm thế nào để đưa du khách quốc tế cũng như nội địa bay thẳng đến những điểm du lịch nhiều tiềm năng của Việt Nam, mà không cần phải đi qua các điểm trung chuyển không cần thiết?”, ông Đặng Tất Thắng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FLC kiêm Tổng giám đốc Bamboo Airways trả lời báo chí khi được hỏi về quyết định thành lập hãng hàng không của Tập đoàn FLC trong tháng 6/2017. 

Khác biệt với nhiều tên tuổi khác trên thị trường, Bamboo Airways mang đến cho khách hàng nhiều giá trị cốt lõi có liên quan mật thiết tới du lịch, với những chuyến bay thẳng và những dịch vụ trọn gói từ đi lại, lưu trú đến nghỉ dưỡng và trải nghiệm.

Cùng với việc ký kết thỏa thuận mua 44 máy bay từ Airbus và Boeing, tân binh của Tập đoàn FLC đang chuẩn bị những bước tiến cuối cùng để cất cánh “giấc mơ bay” với kỳ vọng kết nối các điểm đến đang lên của Việt Nam, từ đó tăng cường liên kết vùng và nâng tầm hình ảnh của du lịch Việt Nam trên bản đồ quốc tế.  

Chính những ước mơ này đã đưa du lịch Việt Nam đến với những mốc son ấn tượng: đón 10 triệu lượt khách quốc tế lần đầu tiên trong năm 2016 và chỉ sau một năm, con số này tăng trưởng kỷ lục gần 30% so với cùng kỳ. Du lịch Việt Nam đã không còn là một nốt trầm bên sự sôi động của những người hàng xóm như Thái Lan hay Singapore và thời điểm để chúng ta thật sự “cất cánh” chắc chắn không còn xa. 

Đọc thêm