Dừng đà tăng nóng, đồng USD quay đầu giảm

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng nay (theo giờ Việt Nam), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,11%, đạt mức 101,71.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tại thị trường trong nước, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.069 VND/USD, tăng 3 đồng so với phiên giao dịch sáng qua.

Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước là 22.550 VND/USD ở chiều mua vào và 23.250 đồng/USD bán ra.

Tỷ giá ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại, giao dịch lúc 8h sáng nay:

Tỷ giá Vietcombank niêm yết ở mức 23.040 đồng/USD (mua vào) – 23.350 đồng/USD (bán ra), tăng 10 đồng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch sáng qua.

VietinBank niêm yết tỷ giá ở mức 23.055 đồng/USD (mua vào) – 23.335 đồng/USD (bán ra), giảm 5 đồng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch sáng qua.

BIDV niêm yết tỷ giá ở mức 23.070 đồng/USD (mua vào) – 23.350 đồng/USD (bán ra), tăng 10 đồng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch sáng qua.

Tại thị trường thế giới (cùng giờ Việt Nam): Chỉ số Dollar Index (DXY), đo lường đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 101,71 điểm, giảm 0,11% so với phiên giao dịch trước đó. Hiện 1 Euro đổi 1,075 USD; 1 bảng Anh đổi 1,258 USD; 1 USD đổi 129,81 yên.

Đồng USD giảm khi thị trường chứng khoán trên toàn thế giới đã tăng trở lại vào phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Saudi Arabia có thể sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất dầu thô, góp phần giúp giá dầu hạ nhiệt.

Đồng bạc xanh cũng không được hỗ trợ nhiều khi dữ liệu mới công bố cho thấy bảng lương tư nhân của Mỹ trong tháng 5 tăng ít hơn nhiều so với dự kiến, điều này cho thấy nhu cầu lao động bắt đầu chậm lại trong bối cảnh lãi suất tăng cao hơn và điều kiện tài chính cũng được thắt chặt hơn.

Mặt khác, Viện Quản lý cung ứng công bố chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất đạt 56,1 điểm trong tháng 5, tăng cao hơn so với tháng trước đó. Trong khi đó, số lượng việc làm mới giảm mạnh trong tháng 4, nhưng vẫn ở ngưỡng cao so với lịch sử. Điều này cũng dẫn đến khả năng các chính sách tiền tệ của Mỹ sẽ càng siết chặt hơn.

Đọc thêm