Gia tăng cơ hội việc làm cho lao động nữ phi chính thức

0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2020 của Tổng cục Thống kê đã chỉ ra rằng, số lao động nữ không có trình độ chuyên môn chiếm tới 49,4%. Giới hạn về trình độ chuyên môn kỹ thuật khiến các lao động nữ phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt, trong thời đại khi nền kinh tế số phát triển mạnh mẽ.

Các khách mời, diễn giả tham dự buổi tọa đàm. (Ảnh: Duy Khánh)
Các khách mời, diễn giả tham dự buổi tọa đàm. (Ảnh: Duy Khánh)

Sáng 30/7, Báo Kinh tế và Đô thị cùng tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Đào tạo nghề cho lao động phi chính thức trong nền kinh tế số: Thực trạng và các cơ hội”. Tọa đàm đưa ra các vấn đề về cơ hội việc làm cho người lao động phi chính thức, đặc biệt là các nữ lao động.

Phát biểu tại buổi Tọa đàm, Tổng Biên tập Báo Kinh tế và Đô thị, PGS.TS Nguyễn Thành Lợi cho biết, trong 9 nhóm nghề có sự tham gia của người lao động tự do, chiếm 35,3% là những người lao động phi chính thức làm nghề giản đơn. Trong khi số lao động phi chính thức có trình độ chuyên môn đạt chỉ đạt 1,9%. Đặc biệt, nhiều lao động nữ, thanh thiếu niên, người khuyết tật do không được đào tạo về trình độ, chuyên môn kỹ thuật, phải chấp nhận làm những công việc thời vụ.

PGS.TS Nguyễn Thành Lợi – Tổng biên tập báo Kinh tế và Đô thị, Trưởng Ban tổ chức Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” phát biểu tại buổi tọa đàm. (Ảnh: Duy Khánh)

PGS.TS Nguyễn Thành Lợi – Tổng biên tập báo Kinh tế và Đô thị, Trưởng Ban tổ chức Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” phát biểu tại buổi tọa đàm. (Ảnh: Duy Khánh)

Theo Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2020 của Tổng cục Thống kê, số lao động nữ không có trình độ chuyên môn chiếm tới 49,4%, tập trung ở nông thôn, trong độ tuổi trung niên và phụ nữ dân tộc thiểu số. Giới hạn về trình độ chuyên môn kỹ thuật khiến các lao động nữ phải đối mặt với nhiều thách thức trong thời đại kinh tế số phát triển mạnh mẽ.

Trong buổi tọa đàm, vấn đề về cơ hội đào tạo việc làm cho các lao động nữ phi chính thức được đưa ra. (Ảnh: Duy Khánh)

Trong buổi tọa đàm, vấn đề về cơ hội đào tạo việc làm cho các lao động nữ phi chính thức được đưa ra. (Ảnh: Duy Khánh)

Bà Vũ Thanh Liễu, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội – Sở LĐTB&XH Hà Nội, cho biết, sau đại dịch COVID-19, tỷ lệ người lao động thất nghiệp tăng cao, đặc biệt người lao động nữ thất nghiệp có tỷ lệ cao hơn nam giới. Mặc dù các trung tâm dạy nghề mở nhiều khóa học dài hạn, ngắn hạn như làm nails (làm móng), kỹ thuật nấu ăn, tin học văn phòng..., tuy nhiên, tỷ lệ người lao động phi chính thức đăng ký tham gia còn thấp. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đầu năm 2024, tỷ lệ lao động có bằng, chứng chỉ đạt 28,1%.

Bà Vũ Thanh Liễu - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở LĐTB&XH Hà Nội) phát biểu trong buổi tọa đàm. (Ảnh: Duy Khánh)

Bà Vũ Thanh Liễu - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở LĐTB&XH Hà Nội) phát biểu trong buổi tọa đàm. (Ảnh: Duy Khánh)

Ông Đào Trọng Độ - Vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên thuộc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết, một trong những nguyên nhân quan trọng khiến người lao động phi chính thức không mặn mà tham gia các khóa học nghề, vì họ có thể dễ dàng tìm các việc làm thời vụ như grap, shipper... Đây là những công việc không đảm bảo về lâu dài cho người lao động. Vì vậy, để thu hút người lao động phi chính thức học nghề, các trung tâm dạy nghề cần thay đổi phương thức đào tạo, phù hợp với nhu cầu người lao động và nền kinh tế số hóa hiện nay. Ngoài ra, cần có sự liên kết giữa các trung tâm đào tạo nghề với doanh nghiệp, gia tăng hội tìm việc làm cho người học.

Đọc thêm