Tại thị trường vàng trong nước, giao dịch lúc 8h30 sáng nay:
Giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - chi nhánh Hà Nội được niêm yết ở mức 60,60-61,32 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giữ nguyên mức giá cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch sáng qua. Chênh lệch giá mua-bán vàng là 720.000 đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng SJC của Tập đoàn Phú Quý đang ở mức 60,85-61,40 đồng/lượng (mua vào – bán ra). Tăng 50.000 đồng/lượng chiều mua vào và tăng 100.000 đồng/lượng chiều bán ra so với phiên giao dịch sáng qua. Chênh lệch giá mua - bán vàng 550.000 đồng/lượng.
Còn tại Tập đoàn DOJI, giá vàng niêm yết ở mức 60,75-61,45 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Tăng 200.000 đồng/lượng chiều mua vào và tăng 250.000 đồng/lượng chiều bán ra so với phiên giao dịch sáng qua. Chênh lệch giá mua – bán vàng 700.000 đồng/lượng.
Tại thị trường vàng thế giới (cùng giờ Việt Nam): giá vàng được niêm yết ở mức 1.817,60 USD/ounce, tăng 3,1 USD/ounce so với phiên giao dịch trước đó. Quy đổi giá vàng thế giới theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank (22.920), tương đương 50,75 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước 10,57 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới nóng lên khi thị trường dấy lên lo ngại lạm phát tiếp tục tăng cao. Nhiều người tăng nhu cầu trú ẩn vào giá vàng để bảo toàn vốn.
Cụ thể, Mỹ công bố con số thất nghiệp giảm còn 1,7 triệu người, bằng số người thất nghiệp trước khi COVID-19 bùng phát vào đầu năm 2020.
Nhà hoạch định chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) – ông Robert Holzman dự báo lạm phát tại các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu sẽ lên tới đỉnh vào đầu năm 2022 và để kiểm soát lạm phát, ECB có thể tăng lãi suất cơ bản, loại bỏ các chính sách tiền tệ bất thường.
Có lẽ, các thông tin trên làm giới đầu tư tài chính suy đoán kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng, gắn liền với đà tăng lạm phát toàn cầu. Từ đó, họ đưa vốn vào vàng để phòng ngừa rủi ro có thể đến từ lạm phát.