Tại thị trường vàng trong nước, giao dịch lúc 8h sáng nay:
Giá vàng SJC được Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - chi nhánh Hà Nội được niêm yết ở mức 55,85-56,37 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giữ nguyên mức giá cả 2 chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên giao dịch cuối tuần. Chênh lệch giá mua – bán vàng là 520.000 đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng SJC tại Tập đoàn Phú Quý đang ở mức 55,90-56,25 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giữ nguyên mức giá cả 2 chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên giao dịch cuối tuần. Chênh lệch giá mua - bán vàng 350.000 đồng/lượng.
Tại Tập đoàn DOJI giá vàng niêm yết ở mức 55,95-56,30 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 50.000 đồng/lượng chiều mua vào và giữ nguyên mức giá chiều bán ra so với chốt phiên giao dịch cuối tuần. Chênh lệch giá mua – bán vàng là 350.000 đồng/lượng.
Tại thị trường vàng thế giới (cùng giờ Việt Nam), giá vàng được niêm yết ở mức 1.901,2 USD/ Ounce, giảm 0,1 USD/Ounce so với chốt phiên giao dịch cuối tuần. Quy đổi giá vàng thế giới theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank (23.090), tương đương 53,48 triệu đồng/lượng.
Khảo sát về giá vàng tuần này (26-31/10) của Kitco với 17 chuyên gia trên phố Wall, thì có 7 người dự báo vàng sẽ tăng giá, chỉ có 3 người cho rằng giá vàng giảm và như vậy có 7 dự báo giá vàng sẽ đi ngang.
Đối với khảo sát trực tuyến, với 1.305 người tham gia thì 61% trong số đó tin rằng giá vàng sẽ tiếp tục tăng, 20% cho rằng giá vàng giảm và 19% có quan điểm giá vàng sẽ ít thay đổi.
Theo giới phân tích, sự quan tâm đến vàng đã giảm mạnh khi giá kim loại quý liên tục mắc kẹt quanh mức 1.900 USD/ounce và chưa thể thoát ra, ít nhất là cho tới khi có kết quả bầu cử tổng thống Mỹ vào đầu tháng tới.
Ông David Meger, Giám đốc mảng giao dịch kim loại tại công ty tư vấn High Ridge Futures, cho biết thị trường vàng đang ở chế độ “chờ đợi” diễn biến tiếp theo của cuộc đàm phán về gói kích thích kinh tế mới của Mỹ.