Tại thị trường vàng trong nước, giao dịch lúc 8h30 sáng nay:
Giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - chi nhánh Hà Nội được niêm yết ở mức 68,25-68,92 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Tăng 150.000 đồng/lượng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với mở đầu phiên giao dịch sáng qua. Chênh lệch giá mua-bán vàng là 670.000 đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng SJC của Tập đoàn Phú Quý đang ở mức 68,25-68,85 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Tăng 150.000 đồng/lượng chiều mua vào và tăng 100.000 đồng/lượng chiều bán ra so với mở đầu phiên giao dịch sáng qua. Chênh lệch giá mua – bán vàng là 600.000 đồng/lượng.
Còn tại Tập đoàn DOJI, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 68,10-68,80 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Tăng 100.000 đồng/lượng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với mở đầu phiên giao dịch sáng qua. Chênh lệch giá mua – bán vàng là 700.000 đồng/lượng.
Tại thị trường vàng thế giới (cùng giờ Việt Nam): giá vàng được niêm yết ở mức 1.933 USD/ounce, tăng 1,8 USD/ounce so với phiên giao dịch sáng qua. Quy đổi giá vàng thế giới theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank (23.000), tương đương 54,16 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước 14,76 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới tiếp tục tăng do lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ sụt giảm.
Bên cạnh đó, giá dầu thô đã giảm mạnh vào cuối tuần này và chạm mức thấp nhất trong ba tuần gần đây, đây là một yếu tố giảm giá đối với toàn bộ lĩnh vực hàng hóa thô, bao gồm cả kim loại. Trong khi đó, chỉ số đô la Mỹ hôm nay tăng cao hơn một chút và đạt mức cao nhất trong gần hai năm qua.
Các loại tiền ảo đang chịu áp lực giảm giá lớn vào cuối tuần này, một phần do tin tức Bộ Tài chính Mỹ được yêu cầu thiết lập các quy định giám sát nhiều hơn đối với tiền kỹ thuật số.
Các nhà giao dịch hôm thứ Năm vẫn đang xem xét biên bản cuộc họp trong tháng 3 vừa qua của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) được công bố mới đây để cân nhắc bất kỳ động thái thay đổi nào của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.