Giá vàng thế giới bật tăng mạnh trở lại

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng nay, giá vàng thế giới tăng mạnh trở lại trước khi Mỹ công bố Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của năm 2021. Trong khi đó, giá vàng trong nước tăng-giảm trái chiều giữa các thương hiệu.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tại thị trường vàng trong nước, giao dịch lúc 8h sáng nay:

Giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - chi nhánh Hà Nội được niêm yết ở mức 60,90-61,52 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giảm 50.000 đồng/lượng chiều mua vào và giảm 150.000 đồng/lượng chiều bán ra so với phiên giao dịch sáng qua. Chênh lệch giá mua-bán vàng là 620.000 đồng/lượng.

Trong khi đó, giá vàng SJC của Tập đoàn Phú Quý đang ở mức 61-61,60 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Tăng 100.000 đồng/lượng chiều mua vào và tăng 50.000 đồng/lượng chiều bán ra so với phiên giao dịch sáng qua. Chênh lệch giá mua - bán vàng 600.000 đồng/lượng.

Tại Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI, giá vàng niêm yết ở mức 60,85-61,50 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giữ nguyên mức giá chiều mua vào và giảm 50.000 đồng/lượng chiều bán ra so với phiên giao dịch sáng qua. Chênh lệch giá mua – bán vàng 650.000 đồng/lượng.

Tại thị trường vàng thế giới (cùng giờ Việt Nam): giá vàng được niêm yết ở mức 1.805 USD/ounce, tăng 3,4 USD/ounce so với phiên giao dịch trước đó. Quy đổi giá vàng thế giới theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank (22.840), tương đương 50,22 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước 11,3 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới tăng khi thị trường chờ Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của năm 2021, nhà đầu tư dồn vốn vào kênh đầu tư khác.

Cụ thể, lãi suất trái phiếu Mỹ tiếp tục vọt lên 1,8%/năm. Từ đó, giới đầu tư tài chính tập trung vốn vào trái phiếu khiến dòng tiền chảy vào kim loại quý khựng lại. Trong khi đó, dữ liệu mới nhất từ Hội đồng Vàng thế giới cho thấy tháng 12/2021, một số quỹ đầu tư đã bán ra 6,4 tấn vàng, chứng tỏ các tổ chức này có xu hướng giảm số lượng vàng nắm giữ.

Trước động thái từ các quỹ đầu tư và sức ép của trái phiếu, có thể những người chuyên lướt sóng nhận thấy việc “ôm” vàng bất lợi. Thế nên khi giá vàng thế giới vọt lên 1.802 USD/ounce, họ liền bán ra thu hồi vốn. Giá vàng thế giới vì thế có lúc giảm 12 USD/ounce rơi xuống 1.790 USD/ounce.

Thế nhưng, do thị trường đồn đoán Mỹ có thể 4 lần tăng lãi suất trong năm 2022. Từ đó, nhiều người lo ngại lạm phát tại Mỹ tiếp tục đi lên, buộc Mỹ sớm tăng lãi suất cơ bản. Ngày 12/1, Mỹ sẽ công bố chỉ số giá tiêu dùng CPI của năm 2021 với mức tăng dự kiến 7%.

“Chúng tôi tin rằng áp lực buộc Cục Dự trữ Liên bang (FED) tăng lãi suất ngày càng lớn. Giữa tháng 3 -2022, FED sẽ kết thúc việc bơm tiền mặt ra thị trường nhằm hỗ trợ nền kinh tế gặp khó khăn do Covid-19, đồng thời sẽ quyết định tăng lãi suất tại cuộc họp về tiền tệ của tháng này” - ông Christopher Waller, một quan chức cấp cao của FED nhận định.

Có lẽ các thông tin này đã thúc đẩy không ít nhà đầu tư tăng nhu cầu trú ẩn vào vàng để phòng ngừa rủi ro có thể đến từ lạm phạt.

Đọc thêm