Tại thị trường vàng trong nước, giao dịch lúc 8h sáng nay (24/6):
Giá vàng SJC được Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - chi nhánh Hà Nội được niêm yết ở mức 48,68-49,05 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 130.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với mở đầu phiên giao dịch sáng qua. Chênh lệch giá mua - bán vàng là 370.000 đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng SJC của Tập đoàn Phú Quý đang ở mức 48,70-48,95 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 50.000 đồng/lượng chiều mua vào và tăng 100.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với mở đầu phiên giao dịch sáng qua. Chênh lệch giá mua - bán vàng 250.000 đồng/lượng.
Tại Tập đoàn DOJI giá vàng niêm yết ở mức 48,73-48,90 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 80.000 đồng/lượng chiều mua vào và tăng 100.000 đồng/lượng chiều bán ra so với mở đầu phiên giao dịch sáng qua. Chênh lệch giá mua – bán vàng là 170.000 đồng/lượng.
Tại thị trường vàng thế giới (cùng giờ Việt Nam), giá vàng được niêm yết ở mức 1.771,7 USD/Ounce, tăng 5,9 USD/Ounce so với phiên giao dịch gần nhất. Quy đổi giá vàng thế giới theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank (23.120), tương đương 49,41 triệu đồng/lượng. Cao hơn giá vàng SJC trong nước 360.000 đồng/lượng.
Giá vàng tăng mạnh sau khi Mỹ công bố số liệu trong lĩnh vực sản xuất thấp hơn so với kỳ vọng. Chỉ số PMI trong lĩnh vực sản xuất trong tháng 6 giảm xuống 49,6 điểm, tăng mạnh so với mức 39,8 điểm trong tháng 5 nhưng thấp hơn mức kỳ vọng 50 điểm.
Bên cạnh đó, vàng tăng giá còn do nhu cầu đầu tư vào mặt hàng này vẫn rất lớn trong bối cảnh số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên thế giới không ngừng gia tăng và nhiều nước có dấu hiệu đang phải đón nhận làn sóng lây nhiễm thứ 2.
Như vậy, sau khoảng 1 tháng suy yếu, vàng đang tăng nhanh trở lại và có xu hướng tiếp tục bứt phá. Vàng đang trong một đợt tăng và giá giao tháng 8 đã nhấp nhổm lên sắp tới ngưỡng 1.800 USD/ounce.
Giá vàng tăng mạnh còn do giới đầu tư vẫn e ngại về nền kinh tế toàn cầu. Theo một đánh giá của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thương mại toàn cầu trong quý 2 sẽ giảm khoảng 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái do tác động của đại dịch Covid-19 và các biện pháp hạn chế ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Trong quý 1, mức giảm là 3%.
Trong báo cáo triển vọng toàn cầu, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế thế giới sẽ suy giảm 5,2% trong năm 2020.