Giải độc chì bằng thực phẩm hằng ngày

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Có thể không ít người sẽ bất ngờ khi những thực phẩm chúng ta có thể ăn, uống hằng ngày, theo gợi ý sau đây của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), lại là "khắc tinh" của chì, thủy ngân.

Cà rốt

Cà rốt là nguồn cung cấp vitamin dồi dào, có lợi cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người bị nhiễm độc thủy ngân hoặc chì. Thường xuyên bổ sung cà rốt trong chế độ ăn sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình thải độc.

Mộc nhĩ đen

Mộc nhĩ đen là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng với nhiều hoạt chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, giải độc và làm chậm quá trình lão hóa. Đây là một lựa chọn tốt cho những người cần phòng ngừa nhiễm độc chì.

Tôm khô

Tôm khô là một thực phẩm giàu đạm, thường được sử dụng trong các món canh. Không chỉ ngon miệng, tôm khô còn có tác dụng thanh nhiệt và giải độc chì, đặc biệt phù hợp với thời tiết nóng bức.

Nước trà xanh

Trà xanh không chỉ có khả năng điều chỉnh sự phát triển của ung thư mà còn giúp cơ thể thải độc chì hiệu quả. Uống trà xanh thường xuyên có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư và hỗ trợ cơ thể trong việc loại bỏ độc tố.

Thịt bò

Thịt bò chứa nhiều sắt, giúp bổ sung lượng máu và phòng tránh tình trạng thiếu máu do nhiễm độc chì. Đồng thời, axit linoleic trong thịt bò cũng tham gia vào quá trình duy trì cơ bắp và sức khỏe tổng thể.

Nước tinh khiết

Uống đủ nước mỗi ngày là yếu tố quan trọng trong quá trình giải độc cơ thể. Nước giúp vận chuyển các dưỡng chất thiết yếu, hỗ trợ gan, thận và các cơ quan khác trong việc loại bỏ độc tố, bao gồm cả chì.

Cảnh báo triệu chứng ngộ độc chì

Theo Cục an toàn thực phẩm (Bộ Y tế), các triệu chứng cốt lõi của ngộ độc chì chính là nằm trong hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, máu và hệ thống tiêu hóa ở từng mức độ khác nhau.

Khi nhiễm độc chì, triệu chứng cụ thể ở hệ tiêu hóa thường là chán ăn, đau bụng, có vị kim loại trong miệng, tiết nước bọt, đầy bụng, táo bón, có máu trong phân, đau bụng, gan to ra, vàng da và rối loạn chức năng gan...

Các triệu chứng cốt lõi của ngộ độc chì chính là nằm trong hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, máu và hệ thống tiêu hóa ở từng mức độ khác nhau.

Hệ thần kinh xuất hiện triệu chứng đau đầu, chóng mặt, phiền não lo âu, mất ngủ, buồn ngủ, khó chịu, dễ bị kích động, trường hợp nặng có thể có mê sảng, co giật, hôn mê và thậm chí phù não, nặng hơn có thể dẫn đến viêm dây thần kinh ngoại vi.

Hệ tuần hoàn sẽ xuất hiện triệu chứng thiếu máu khiến sắc mặt nhợt nhạt, đánh trống ngực, khó thở và các triệu chứng khác.

Hệ bài tiết có triệu chứng đau lưng, phù nước, tiết niệu có protein, máu trong nước tiểu, tiểu cặn, suy thận nặng. Gan to ra, rối loạn chức năng gan...

Trẻ em sẽ bị hiếu động thái quá, mất tập trung…, tuy nhiên đây không phải là triệu chứng đặc trưng do nhiễm chì.

Đối với những bà mẹ có nguy cơ nhiễm chì hoặc nhiễm chì khi mang thai, nên làm xét nghiệm cho trẻ khi bé được 1 tuổi, khám lại lần 2 khi bé 2 tuổi để xác định trẻ có bị nhiễm chì hay không.

Đọc thêm