Ths. BS. Nguyễn Thế Mạnh, Phó khoa tâm thần trẻ em - Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương cho biết: “Bệnh lý tự kỷ được cho là có từ bên trong cơ thể từ rất sớm, có thể do yếu tố gia đình, thậm chí là rối loạn chuyển hóa, độc chất…
Có trẻ mắc tự kỷ trước 3 tuổi, trước 17 tháng. Thậm chí nếu gia đình quan tâm có thể phát hiện con mắc tự kỷ trước 1 tuổi, hay mới chỉ 6 tháng”.
Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào cho thấy có mối liên hệ giữa việc cha mẹ bận rộn, hay nhịp sống gấp gáp với việc gia tăng số trẻ mắc bệnh lý tự kỷ.
BS. Nguyễn Thế Mạnh kể lại trong quá trình điều trị, đã có những trường hợp bố mẹ bận rộn nhưng không có con bị tự kỷ. Ngược lại, có những bố mẹ không bận rộn nhưng vẫn có con tự kỷ… Trên thế giới cũng như ở Việt Nam vẫn đang nỗ lực xác định nguyên nhân thực sự gây ra bệnh lý này.
Ám ảnh lỗi lầm
Nhiều bậc cha mẹ đưa con tới điều trị vẫn ám ảnh vì những lời xì xào của hàng xóm là do mải mê kiếm tiền, không chăm sóc con cái, nhốt con trong nhà với người giúp việc, hay cho con sử dụng điện thoại cả ngày nên con mới bị tự kỷ.
Hay cha mẹ chia tay nên con bị tự kỷ hoặc tồi tệ hơn là người mẹ mang thai không biết giữ gìn, hay thậm chí ăn ở không ra gì nên khiến con mắc bệnh.
Theo BS. Mạnh, suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm!
Bởi phần lớn người ta chỉ phát hiện các dấu hiệu tự kỷ khi trẻ được 2 tuổi. Tuy nhiên, có những dấu hiệu giúp cha mẹ phát hiện căn bệnh này ngay từ sơ sinh. Vì chứng tự kỷ ở trẻ sơ sinh có thể nhận thấy chỉ là do trẻ thiếu những hành vi bình thường, chứ không phải có các hành vi bất thường.
Cha mẹ quá bận rộn có chăng chỉ là không đủ thời gian tiếp xúc với con cái để có thể nhận biết dấu hiệu trẻ mắc bệnh từ những năm tháng đầu đời.
|
Trẻ tự kỷ và cha mẹ của các em rất cần sự chia sẻ và hỗ trợ từ cộng đồng |
Các dạng tự kỷ
BS. Mạnh cho biết, tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển về nhiều mặt song chủ yếu là rối loạn về kỹ năng quan hệ xã hội, giao tiếp bằng lời nói và hành vi bất thường.
Theo thống kê của Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương, cứ khoảng 1.000 trẻ thì có 2 - 5 trẻ bị tự kỷ. Nam gặp nhiều hơn nữ. Phân loại tự kỷ dựa vào một số yếu tố:
Thời điểm mắc tự kỷ: Tự kỷ điển hình (tự kỷ bẩm sinh) thường xuất hiện trong 3 năm đầu đời.
Theo chỉ số thông minh: Tự kỷ có chỉ số thông minh cao và nói được; Tự kỷ có chỉ số thông minh cao và không nói được; Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh thấp và nói được; Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh thấp và không nói được.
Theo mức độ: Tự kỷ mức độ nhẹ, trung bình và nặng.
Tự kỷ được coi là hội chứng rối loạn phát triển não bộ, có thể liên quan đến di truyền và yếu tố môi trường. Cơ hội để can thiệp tốt nhất đối với tự kỷ là khi trẻ 2 - 3 tuổi. Can thiệp càng sớm, hiệu quả càng cao. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, sự can thiệp không phải chỉ dừng ở giai đoạn tuổi nhỏ mà xuyên suốt cả cuộc đời.
Một số dấu hiệu dễ nhận biết của trẻ tự kỷ, đó là: Thiếu kỹ năng giao tiếp xã hội; kiểm soát hành vi rất vụng về, nhất là những vật cầm nắm; thói quen lặp đi lặp lại một cách chính xác những hành vi hằng ngày…
Với trẻ mới chỉ 6 tháng tuổi, nếu chậm phát triển vận động, khả năng bắt chước âm thanh, hành động của người khác, khả năng tương tác bằng ánh mắt, nụ cười ít hoặc hiếm có, thì cha mẹ cần theo dõi kỹ càng và hỏi ý kiến bác sĩ.
Bản thân những cha mẹ có con bị tự kỷ cũng rất cần sự động viên, hỗ trợ từ cộng đồng để không mặc cảm, đơn độc hay tự trách mình là nguyên nhân gây bệnh cho con.
|
Trẻ tự kỷ thường bị khiếm khuyết trong giao tiếp, hay tương tác |
Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào cho thấy có mối liên hệ giữa việc cha mẹ bận rộn, hay nhịp sống gấp gáp với việc gia tăng số trẻ mắc bệnh lý tự kỷ.
BS. Nguyễn Thế Mạnh kể lại trong quá trình điều trị, đã có những trường hợp bố mẹ bận rộn nhưng không có con bị tự kỷ. Ngược lại, có những bố mẹ không bận rộn nhưng vẫn có con tự kỷ… Trên thế giới cũng như ở Việt Nam vẫn đang nỗ lực xác định nguyên nhân thực sự gây ra bệnh lý này.
Ám ảnh lỗi lầm
Nhiều bậc cha mẹ đưa con tới điều trị vẫn ám ảnh vì những lời xì xào của hàng xóm là do mải mê kiếm tiền, không chăm sóc con cái, nhốt con trong nhà với người giúp việc, hay cho con sử dụng điện thoại cả ngày nên con mới bị tự kỷ.
Hay cha mẹ chia tay nên con bị tự kỷ hoặc tồi tệ hơn là người mẹ mang thai không biết giữ gìn, hay thậm chí ăn ở không ra gì nên khiến con mắc bệnh.
Theo BS. Mạnh, suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm!
Bởi phần lớn người ta chỉ phát hiện các dấu hiệu tự kỷ khi trẻ được 2 tuổi. Tuy nhiên, có những dấu hiệu giúp cha mẹ phát hiện căn bệnh này ngay từ sơ sinh. Vì chứng tự kỷ ở trẻ sơ sinh có thể nhận thấy chỉ là do trẻ thiếu những hành vi bình thường, chứ không phải có các hành vi bất thường.
Cha mẹ quá bận rộn có chăng chỉ là không đủ thời gian tiếp xúc với con cái để có thể nhận biết dấu hiệu trẻ mắc bệnh từ những năm tháng đầu đời.
|
Trẻ tự kỷ và cha mẹ của các em rất cần sự chia sẻ và hỗ trợ từ cộng đồng |
Các dạng tự kỷ
BS. Mạnh cho biết, tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển về nhiều mặt song chủ yếu là rối loạn về kỹ năng quan hệ xã hội, giao tiếp bằng lời nói và hành vi bất thường.
Theo thống kê của Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương, cứ khoảng 1.000 trẻ thì có 2 - 5 trẻ bị tự kỷ. Nam gặp nhiều hơn nữ. Phân loại tự kỷ dựa vào một số yếu tố:
Thời điểm mắc tự kỷ: Tự kỷ điển hình (tự kỷ bẩm sinh) thường xuất hiện trong 3 năm đầu đời.
Theo chỉ số thông minh: Tự kỷ có chỉ số thông minh cao và nói được; Tự kỷ có chỉ số thông minh cao và không nói được; Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh thấp và nói được; Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh thấp và không nói được.
Theo mức độ: Tự kỷ mức độ nhẹ, trung bình và nặng.
Tự kỷ được coi là hội chứng rối loạn phát triển não bộ, có thể liên quan đến di truyền và yếu tố môi trường. Cơ hội để can thiệp tốt nhất đối với tự kỷ là khi trẻ 2 - 3 tuổi. Can thiệp càng sớm, hiệu quả càng cao. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, sự can thiệp không phải chỉ dừng ở giai đoạn tuổi nhỏ mà xuyên suốt cả cuộc đời.
Một số dấu hiệu dễ nhận biết của trẻ tự kỷ, đó là: Thiếu kỹ năng giao tiếp xã hội; kiểm soát hành vi rất vụng về, nhất là những vật cầm nắm; thói quen lặp đi lặp lại một cách chính xác những hành vi hằng ngày…
Với trẻ mới chỉ 6 tháng tuổi, nếu chậm phát triển vận động, khả năng bắt chước âm thanh, hành động của người khác, khả năng tương tác bằng ánh mắt, nụ cười ít hoặc hiếm có, thì cha mẹ cần theo dõi kỹ càng và hỏi ý kiến bác sĩ.
Bản thân những cha mẹ có con bị tự kỷ cũng rất cần sự động viên, hỗ trợ từ cộng đồng để không mặc cảm, đơn độc hay tự trách mình là nguyên nhân gây bệnh cho con.
|
Trẻ tự kỷ thường bị khiếm khuyết trong giao tiếp, hay tương tác |
Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào cho thấy có mối liên hệ giữa việc cha mẹ bận rộn, hay nhịp sống gấp gáp với việc gia tăng số trẻ mắc bệnh lý tự kỷ.
BS. Nguyễn Thế Mạnh kể lại trong quá trình điều trị, đã có những trường hợp bố mẹ bận rộn nhưng không có con bị tự kỷ. Ngược lại, có những bố mẹ không bận rộn nhưng vẫn có con tự kỷ… Trên thế giới cũng như ở Việt Nam vẫn đang nỗ lực xác định nguyên nhân thực sự gây ra bệnh lý này.
Ám ảnh lỗi lầm
Nhiều bậc cha mẹ đưa con tới điều trị vẫn ám ảnh vì những lời xì xào của hàng xóm là do mải mê kiếm tiền, không chăm sóc con cái, nhốt con trong nhà với người giúp việc, hay cho con sử dụng điện thoại cả ngày nên con mới bị tự kỷ.
Hay cha mẹ chia tay nên con bị tự kỷ hoặc tồi tệ hơn là người mẹ mang thai không biết giữ gìn, hay thậm chí ăn ở không ra gì nên khiến con mắc bệnh.
Theo BS. Mạnh, suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm!
Bởi phần lớn người ta chỉ phát hiện các dấu hiệu tự kỷ khi trẻ được 2 tuổi. Tuy nhiên, có những dấu hiệu giúp cha mẹ phát hiện căn bệnh này ngay từ sơ sinh. Vì chứng tự kỷ ở trẻ sơ sinh có thể nhận thấy chỉ là do trẻ thiếu những hành vi bình thường, chứ không phải có các hành vi bất thường.
Cha mẹ quá bận rộn có chăng chỉ là không đủ thời gian tiếp xúc với con cái để có thể nhận biết dấu hiệu trẻ mắc bệnh từ những năm tháng đầu đời.
|
Trẻ tự kỷ và cha mẹ của các em rất cần sự chia sẻ và hỗ trợ từ cộng đồng |
Các dạng tự kỷ
BS. Mạnh cho biết, tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển về nhiều mặt song chủ yếu là rối loạn về kỹ năng quan hệ xã hội, giao tiếp bằng lời nói và hành vi bất thường.
Theo thống kê của Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương, cứ khoảng 1.000 trẻ thì có 2 - 5 trẻ bị tự kỷ. Nam gặp nhiều hơn nữ. Phân loại tự kỷ dựa vào một số yếu tố:
Thời điểm mắc tự kỷ: Tự kỷ điển hình (tự kỷ bẩm sinh) thường xuất hiện trong 3 năm đầu đời.
Theo chỉ số thông minh: Tự kỷ có chỉ số thông minh cao và nói được; Tự kỷ có chỉ số thông minh cao và không nói được; Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh thấp và nói được; Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh thấp và không nói được.
Theo mức độ: Tự kỷ mức độ nhẹ, trung bình và nặng.
Tự kỷ được coi là hội chứng rối loạn phát triển não bộ, có thể liên quan đến di truyền và yếu tố môi trường. Cơ hội để can thiệp tốt nhất đối với tự kỷ là khi trẻ 2 - 3 tuổi. Can thiệp càng sớm, hiệu quả càng cao. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, sự can thiệp không phải chỉ dừng ở giai đoạn tuổi nhỏ mà xuyên suốt cả cuộc đời.
Một số dấu hiệu dễ nhận biết của trẻ tự kỷ, đó là: Thiếu kỹ năng giao tiếp xã hội; kiểm soát hành vi rất vụng về, nhất là những vật cầm nắm; thói quen lặp đi lặp lại một cách chính xác những hành vi hằng ngày…
Với trẻ mới chỉ 6 tháng tuổi, nếu chậm phát triển vận động, khả năng bắt chước âm thanh, hành động của người khác, khả năng tương tác bằng ánh mắt, nụ cười ít hoặc hiếm có, thì cha mẹ cần theo dõi kỹ càng và hỏi ý kiến bác sĩ.
Bản thân những cha mẹ có con bị tự kỷ cũng rất cần sự động viên, hỗ trợ từ cộng đồng để không mặc cảm, đơn độc hay tự trách mình là nguyên nhân gây bệnh cho con.