Giữ đất cho 'Mũi thuyền" Cà Mau- Bài 3: Cần một cơ chế ưu tiên

(PLVN) - Ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - cho biết, để ứng phó với tình trạng sạt lở đất, Cà Mau đã tìm ra giải pháp khả thi, Chính phủ đã hỗ trợ rất nhiều, tuy nhiên, cần nhiều nguồn lực cùng chung tay mới có thể giữ đất, chống sạt lở.
Giữ đất cho 'Mũi thuyền" Cà Mau- Bài 3: Cần một cơ chế ưu tiên

- Thưa ông, gần đây dư luận cả nước đang hướng về Đất Mũi Cà Mau, khi nghe tin nhiều nhà dân bị ảnh hưởng do sạt lở đất, ông có thể cho biết cụ thể về thực tế này?

Tình hình sạt lở xuất phát từ đặc điểm điều kiện tự nhiên của Cà Mau và do biến đổi khí hậu.

Cà Mau là tỉnh nằm ở cuối Vùng ĐBSCL, vùng đất trẻ hình thành từ đồng bằng, nên dễ bị tổn thương. Là vùng đất thấp nên dễ bị xâm nhập mạnh, triều cường, ngoài có hệ thống sông rạch chằng chịt. Diện tích của Cà Mau vào khoảng 5.210km2 nhưng có tới hơn 8000km sông rạch. Bờ biển dài, đứng thứ 3 cả nước- 254km, tỷ lệ tiếp ráp bờ biển lớn.

Do đặc điểm như vậy, nên Cà Mau nhận sự tác động của biến đổi khí hậu nhạy cảm – sớm nhất, nặng nề nhất.

Tình trạng sạt lở đang rất nghiêm trọng, là nhiệm vụ cấp bách, tỉnh Cà Mau rất mong muốn có một cơ chế ưu tiên để Cà Mau có thể có giải pháp tốt nhất và sớm nhất.

Tình trạng sạt lở đang rất nghiêm trọng, là nhiệm vụ cấp bách, tỉnh Cà Mau rất mong muốn có một cơ chế ưu tiên để Cà Mau có thể có giải pháp tốt nhất và sớm nhất.

Từ những năm 2010, tình trạng sạt lở bắt đầu diễn biến phức tạp. Hơn 300 căn nhà đã bị thiệt hại. Nhiều nhiều hạ tầng của nhà nước, người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đối mặt với tình hình này, tỉnh Cà Mau rất khó khăn trong việc tìm giải pháp công trình, phi công trình để khắc phục; khó khăn trong tìm nguồn lực đầu tư giải pháp; khó khăn trong di dời, sắp xếp tái định cư, đảm bảo sinh kế cho người dân; khó khăn khôi phục cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng, xây dựng hạ tầng mới…

- Trước những khó khăn như vậy, Cà Mau đã làm gì, thưa ông?

- Giải pháp phi công trình, chúng tôi tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, các cấp các ngành, đặc biệt là ven biển, ven sông, để người dân thấy, dự báo tình hình sẽ xấu đi mà tránh, nhận thức được sự nguy hiểm để cùng nhà nước ứng phó. Chúng tôi cũng sử dụng các giải pháp phòng, chống, khắc phục thiệt hại, chủ yếu là bảo vệ, khôi phục rừng ven biển, chấp hành quy định di dời, sắp xếp chỗ ở tái định cư cho người dân.

Ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau.

Ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau.

- Về giải pháp công trình, Cà Mau sức vất vả trong việc tìm kiếm giải pháp công trình để đạt mục tiêu ứng phó với tình trạng sạt lở. Đã vậy còn phải tìm kiếm giải pháp chi phí thấp nhất theo khả năng của mình.

Rất may, trong quá trình tìm kiếm giải pháp, chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan đơn vị các nhà khoa học, nghiên cứu. Nhưng có rất nhiều từ giải pháp như sử dụng cây gỗ địa phương… Tuy nhiên chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, cũng như chưa đạt được tối ưu về sức đầu tư.

Trong giải pháp khả quan nhất, chúng tôi tìm thấy là kè phá sóng chống sạt lở bờ biển.

- Ông có thể nói rõ hơn về giải pháp này?

Kè phá sóng được hình thành từ những cọc bê tông ly tâm đóng liền kề hai dãy cách nhau khoảng 2m, giữa hai dãy cọc là các rọ đá hộc có tác dụng phá sóng.Nước biển mang phù sa sau khi tràn qua kẽ đá không còn sức gây hại cho bờ biển và phù sa được ngưng tụ lại bên trong dãy kè. Lâu dần phù sa sẽ bồi lắng tạo thành bãi cho cây mắm, cây đước sinh sôi, rừng sẽ được khôi phục.

Kè phá sóng - một giải pháp thông minh chống sạt lở bờ biển

Kè phá sóng - một giải pháp thông minh chống sạt lở bờ biển

Cái hay của giải pháp công trình này là nó kè phá sóng được xây dựng cách xa bờ biển, chủ động phá sóng từ xa – triệt tiêu năng lượng của sóng, nhưng không hứng chịu tác động của sóng. Các nhà khoa học đã công nhận đây là giải pháp rất thông minh.

Hiệu quả thứ 2 của nó là do xây dựng ở xa, nên nó tạo ra khoảng không gian ở phía sau, nhưng vẫn cho nước cho phù sa vào lắng đọng bồi đắp, không bị cuốn trôi. Nó cho chúng ta cơ hội phục hồi lại rừng.

- Đã có giải pháp, sao Cà Mau không triển khai, thưa ông?

Về hiệu quả làm việc, chúng tôi rất hài lòng, đã cho triển khai 57km và hiện nay vẫn còn khoảng 32km bờ biển vẫn đang trong tình trạng báo động đỏ, gần 57km bờ biển dưới cấp độ đỏ, nếu không sớm giải quyết sẽ đặc biệt nguy hiểm. Nhưng chúng tôi còn đang đau đáu về sức đầu tư.

Mặc dù thấp hơn nhiều so với các giải pháp khác (Ví như thấp hơn 1/3-1/2 kè áp mái), nhưng với khoản kinh phí 1,5 – 2,5 triệu đô (USD) cho một km thì so với ngân sách địa phương là rất cao. Cà Mau đang rất cần nguồn lực để đầu tư.

-Vậy còn ứng phó với việc sạt lở bờ sông, tỉnh Cà Mau đã có giải pháp gì?

Sạt lở bờ sông, ngoài đặc điểm tự nhiên, thì còn là quy luật của vùng đất trẻ. Tuy nhiên, việc sạt lở thời gian gần đây có nhiều diễn biến không theo quy luật. Ví dụ 6 tháng năm nay 2023 là 19 vụ, tổng chiều dài gần 4km. Anh, em ở cơ sở liên tục báo cáo tình hình sạt lở. Điều đó để cho thấy nó đang diễn ra nghiêm trọng, không còn là quy luật bên bồi bên lở như xưa.

Những ngôi nhà trước đây ở vị trí sát bờ, nhưng do tình trạng sạt lở, hiện đang tồn tại chơ vơ giữa dòng nước.

Những ngôi nhà trước đây ở vị trí sát bờ, nhưng do tình trạng sạt lở, hiện đang tồn tại chơ vơ giữa dòng nước.

Cái khó là tập quán của người dân sống bám theo bờ sông. Lịch sử của vùng đất này ngày xưa là sống bám theo bờ sông, khi mình có đường bộ, ưu tiên sống ở cả nơi có đường sông và bộ, họ cố bám theo sông. Số hộ dân sinh sống theo bờ sông lớn quá. Số người ở ven biển, cửa biển đã lớn, số người ven sông còn lớn hơn.

-Trong bối cảnh cuộc sống của người dân ven sông đang bị đe dọa bởi nạn sạt lở, ông có thể cho biết những giải pháp để bảo đảm sự an toàn cho dân?

Ngoài biện pháp bảo vệ người dân đang sinh sống ở vùng bị sạt lở, chúng tôi cũng đã phải quy hoạch, xây dựng các khu tái định cư, định canh để đưa dân rời khỏi nơi nguy hiểm.

Từ 2010, Cà Mau đã phê duyệt và triển khai 11 dự án tái định cư. Hơn 150ha để bố trí tái định cư cho gần 3000 hộ gia đình sống ở vùng thiên tai.

Người dân Cà Mau có tập quán sống bám theo bờ sông, bờ biển

Người dân Cà Mau có tập quán sống bám theo bờ sông, bờ biển

Tuy nhiên, hơn 10 năm qua, Cà Mau mới triển khai được 7/11 – với 1300 hộ. Mặc dù hết sức cố gắng, nhưng vì nhiều lý do, đặc biệt là nguồn lực đầu tư nên tiến độ triển khai chậm. Ngoài ra, còn có khó khăn nữa là hiệu quả của các dự án tái định cư này. Mặc dù có nhiều khu tái định cư, nhưng chưa có khu nào đạt được hiệu quả như kỳ vọng, sinh kế của người dân sau tái định cư không bằng hoặc hơn chỗ cũ.

Lý do có nhiều, nhưng lý do chính là do hạ tầng nơi mới chưa đạt được như mong muốn, do đặc điểm tập quán người dân, họ đều là người khó khăn (dân vùng thiên tai) và khi rời khỏi nơi họ thích nghi, khả năng thích ứng của họ hạn chế hơn. Họ sống ở bìa rừng, ven biển, dù nguy hiểm, nhưng họ vẫn có kế sinh nhai. Đến nơi ở mới, đào tạo nghề, kiếm kế sinh nhai với họ là rất khó.

Chúng tôi xác định vấn đề tái định cư cần phải tiếp tục nghiên cứu sớm.

- Ông có thể chia sẻ những định hướng của Cà Mau trong việc chống lại tình trạng sạt lở?

Tình trạng sạt lở bờ sông phức tạp hơn nhưng chưa xác định được nguyên nhân chính xác, và dự báo không biết như thế nào. Cả đối với sạt lở bờ sông và bờ biển, chúng tôi đang tìm thêm các giải pháp công trình để có tính khả thi hơn.

Đồng bằng sông Cửu Long và Cà Mau đang rất cần hỗ trợ để ứng phó khí hậu, chống sạt lở.

Đồng bằng sông Cửu Long và Cà Mau đang rất cần hỗ trợ để ứng phó khí hậu, chống sạt lở.

Chúng tôi cũng trăn trở làm sao để di dời người dân – người dân yếu thế đến nơi ở mới; giải quyết tâm tư nguyện vọng của người dân để họ yên tâm tái định cư. Giải quyết tâm tư của họ không chỉ đơn giản là cho họ công trình a, b... Chúng tôi mong muốn cơ quan Trung ương hỗ trợ nghiên cứu vấn đề này để hỗ trợ cho địa phương.

Chúng tôi cũng đặc biệt mong muốn Trung ương hỗ trợ nguồn lực cho địa phương nhiều hơn. Trung ương đã và đang rất quan tâm hỗ trợ cho Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Cà Mau để ứng phó khí hậu. Sự hỗ trợ hiện nay của Chính phủ với Cà Mau là nhiều hơn so với trước đây, nhiều hơn so địa phương khác, nhưng thực sự là không thấm vào đâu so với đòi hỏi thực tế.

Một mặt chúng tôi mong Trung ương hỗ trợ, nhưng ngân sách còn nhiều nhiệm vụ, chúng tôi nghĩ rằng cần cơ chế, xin cơ chế - cụ thể là xin cơ chế huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế.

Bờ biển Cà Mau đang bị sạt lở rất nghiêm trọng, nhiều diện tích rừng phòng hộ bị sạt lở

Bờ biển Cà Mau đang bị sạt lở rất nghiêm trọng, nhiều diện tích rừng phòng hộ bị sạt lở

Kinh tế biển là thế mạnh của Cà Mau. Diện tích đất ở cửa biển, ven sông giá trị cao. Bởi nó là vị trí đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất, kinh doanh dịch vụ… đặc biệt là dịch vụ hậu cần của nghề biển, cho nên giá trị sinh lợi rất cao. Tuy nhiên, nó lại vướng nhiều quy định khác của Luật đất đai. Tình trạng sạt lở đang rất nghiêm trọng, là nhiệm vụ cấp bách, tôi rất mong muốn có một cơ chế ưu tiên để Cà Mau có thể có giải pháp tốt nhất và sớm nhất.

Chúng tôi cũng xin Chính phủ cơ chế tài chính sử dụng vốn ODA – địa phương vay lại nguồn vay từ chính phủ - với tỷ lệ thấp để huy động được nguồn lực nhiều hơn đầu tư vào vấn đề sạt lở.

-Theo ông, việc ngăn chặn tình trạng sạt lở đất ở Cà Mau có ý nghĩa như thế nào?

Đất đai của tổ quốc, đâu cũng là thiêng liêng đều cần phải gìn giữ, bảo vệ, phát triển. Nhưng đối với Cà Mau là địa phương địa đầu cực Nam của Tổ quốc, đặc biệt ý nghĩa và nhiệm bảo vệ quan trọng hơn...

Do đó, sạt lở nghiêm trọng ở các địa phương ven biển Đông, người dân và chính quyền Cà Mau rất cần sự hỗ trợ kịp thời để sớm đẩy lùi được tình trạng này./.

Trân trọng cám ơn ông!

Đọc thêm