Gương mặt châu Á từng ghi dấu ấn tại Oscar

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Việc ngôi sao người châu Á đoạt giải của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ là điều “hiếm hoi”. Tuy nhiên, lịch sử 95 năm của lễ trao giải Oscar lưu dấu ấn không ít diễn viên và nhà làm phim châu Á.
Umeki Miyoshi: Ca sĩ kiêm diễn viên Umeki Miyoshi đã trở thành người phụ nữ gốc Á đầu tiên mang về giải thưởng danh giá của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ vào năm 1958. Vai diễn trong Sayonara đã giúp bà Umeki thắng giải Oscar cho hạng mục Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất. Sayonara là bộ phim kể về câu chuyện tình yêu giữa một người lính Mỹ và một phụ nữ Nhật Bản trong thời kỳ chiến tranh. Ảnh: EW.
Umeki Miyoshi: Ca sĩ kiêm diễn viên Umeki Miyoshi đã trở thành người phụ nữ gốc Á đầu tiên mang về giải thưởng danh giá của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ vào năm 1958.

Vai diễn trong Sayonara đã giúp bà Umeki thắng giải Oscar cho hạng mục Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất. Sayonara là bộ phim kể về câu chuyện tình yêu giữa một người lính Mỹ và một phụ nữ Nhật Bản trong thời kỳ chiến tranh. Ảnh: EW.

Dương Tử Quỳnh: Diễn xuất của Dương Tử Quỳnh trong bộ phim Everything Everywhere All At Once đã mang lại cho cô giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất trong lễ trao giải Oscar 2023. Chiến thắng của Dương Tử Quỳnh đã khiến cô trở thành người phụ nữ gốc Á đầu tiên và là nghệ sĩ gốc Malaysia đầu tiên giành giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Ảnh: Getty.
Dương Tử Quỳnh: Diễn xuất của Dương Tử Quỳnh trong bộ phim Everything Everywhere All At Once đã mang lại cho cô giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất trong lễ trao giải Oscar 2023. Chiến thắng của Dương Tử Quỳnh đã khiến cô trở thành người phụ nữ gốc Á đầu tiên và là nghệ sĩ gốc Malaysia đầu tiên giành giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Ảnh: Getty.
Sessue Hayakawa: Hayakawa là người châu Á đầu tiên nhận đề cử ở hạng mục Nam diễn viên phụ xuất sắc cho vai đại tá Saito trong The Bridge on the River Kwai (1957). Trên màn ảnh, đại úy Saito có trách nhiệm đốc thúc các tù nhân chiến tranh người Anh làm việc trên công trường xây dựng đường sắt. The Bridge on the River Kwai nhận 8 đề cử tại Oscar 1958 và chiến thắng 7 trong số đó, nhưng Hayakawa ra về trắng tay. Sessue Hayakawa là biểu tượng quyến rũ gốc Á đầu tiên của Hollywood. Ông cũng là tài tử gốc Á đầu tiên được phương Tây tôn vinh vào thời kỳ nạn phân biệt chủng tộc vẫn còn nặng nề. Ảnh: IMDb.

Sessue Hayakawa: Hayakawa là người châu Á đầu tiên nhận đề cử ở hạng mục Nam diễn viên phụ xuất sắc cho vai đại tá Saito trong The Bridge on the River Kwai (1957). Trên màn ảnh, đại úy Saito có trách nhiệm đốc thúc các tù nhân chiến tranh người Anh làm việc trên công trường xây dựng đường sắt. The Bridge on the River Kwai nhận 8 đề cử tại Oscar 1958 và chiến thắng 7 trong số đó, nhưng Hayakawa ra về trắng tay.

Sessue Hayakawa là biểu tượng quyến rũ gốc Á đầu tiên của Hollywood. Ông cũng là tài tử gốc Á đầu tiên được phương Tây tôn vinh vào thời kỳ nạn phân biệt chủng tộc vẫn còn nặng nề. Ảnh: IMDb.

Haing S. Ngor: Ông là một bác sĩ, diễn viên và tác giả người Mỹ gốc Cambodia. Vào năm 1985, Haing S. Ngor trở thành tài tử gốc Á đầu tiên thắng giải Oscar cho hạng mục Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất. Trong phim The Killing Fields năm 1984, nam diễn viên hoá thân thành nhà báo Dith Pran, kể lại những hành động tàn bạo của Khmer Đỏ. Ảnh: AP.
Haing S. Ngor: Ông là một bác sĩ, diễn viên và tác giả người Mỹ gốc Cambodia. Vào năm 1985, Haing S. Ngor trở thành tài tử gốc Á đầu tiên thắng giải Oscar cho hạng mục Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất. Trong phim The Killing Fields năm 1984, nam diễn viên hoá thân thành nhà báo Dith Pran, kể lại những hành động tàn bạo của Khmer Đỏ. Ảnh: AP.
Youn Yuh-jung: Bà là nữ nghệ sĩ Hàn Quốc đầu tiên đoạt giải Oscar cho hạng mục Nữ diễn viên phụ xuất sắc, với vai bà ngoại trong phim Minari. Bà không chỉ là diễn viên Hàn Quốc đầu tiên được đề cử Oscar. Với chiến thắng này, bà đã trở thành diễn viên Hàn Quốc đầu tiên thắng tượng vàng Oscar. Minari là bộ phim do Lee Isaac Chung làm đạo diễn. Nữ diễn viên Youn Yuh-jung vào vai một bà ngoại từ Hàn Quốc sang Mỹ chăm sóc hai cháu để con của mình an tâm làm việc. Ảnh: Getty.
Youn Yuh-jung: Bà là nữ nghệ sĩ Hàn Quốc đầu tiên đoạt giải Oscar cho hạng mục Nữ diễn viên phụ xuất sắc, với vai bà ngoại trong phim Minari. Bà không chỉ là diễn viên Hàn Quốc đầu tiên được đề cử Oscar. Với chiến thắng này, bà đã trở thành diễn viên Hàn Quốc đầu tiên thắng tượng vàng Oscar.

Minari là bộ phim do Lee Isaac Chung làm đạo diễn. Nữ diễn viên Youn Yuh-jung vào vai một bà ngoại từ Hàn Quốc sang Mỹ chăm sóc hai cháu để con của mình an tâm làm việc. Ảnh: Getty.

Quan Kế Huy: Tại lễ trao giải Oscar lần thứ 95, anh đã trở thành sao gốc Việt đầu tiên chiến thắng ở hạng mục Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất. Quan Kế Huy được đánh giá cao bởi khả năng biến hóa đa dạng cùng những pha võ thuật ấn tượng và màn tung hứng ăn ý với Dương Tử Quỳnh trong phim Everything Everywhere All at Once. Ảnh: Getty.
Quan Kế Huy: Tại lễ trao giải Oscar lần thứ 95, anh đã trở thành sao gốc Việt đầu tiên chiến thắng ở hạng mục Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất. Quan Kế Huy được đánh giá cao bởi khả năng biến hóa đa dạng cùng những pha võ thuật ấn tượng và màn tung hứng ăn ý với Dương Tử Quỳnh trong phim Everything Everywhere All at Once. Ảnh: Getty.
Steven Yeun: Đề cử Oscar Nam diễn viên chính xuất sắc cho vai người bố trong Minari của Steven Yeun đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử một diễn viên Đông Á và người Mỹ gốc Á được xướng danh ở hạng mục này. Gia đình Steven Yeun đã rời Hàn Quốc tới Canada trước khi nhập cư vào Mỹ năm anh lên 4 tuổi. Yeun nổi tiếng với vai Glenn Rhee trong series The Walking Dead. Anh gắn bó với thương hiệu phim ăn khách từ năm 2010 tới 2016. Ảnh: Getty.
Steven Yeun: Đề cử Oscar Nam diễn viên chính xuất sắc cho vai người bố trong Minari của Steven Yeun đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử một diễn viên Đông Á và người Mỹ gốc Á được xướng danh ở hạng mục này. Gia đình Steven Yeun đã rời Hàn Quốc tới Canada trước khi nhập cư vào Mỹ năm anh lên 4 tuổi. Yeun nổi tiếng với vai Glenn Rhee trong series The Walking Dead. Anh gắn bó với thương hiệu phim ăn khách từ năm 2010 tới 2016. Ảnh: Getty.
Lý An: Vị đạo diễn gốc Đài Loan là người châu Á đầu tiên chiến thắng hạng mục Đạo diễn xuất sắc với bộ phim Brokeback Mountain (2005) vào năm 2006. Bộ phim cũng chiến thắng ở các hạng mục kịch bản chuyển thể và nhạc phim xuất sắc. Trước đó, năm 2000, bộ phim Ngọa hổ tàng long của ông cũng nhận 10 đề cử và chiến thắng 4 giải trong số đó tại Oscar 2001. Năm 2012, ông tiếp tục giành giải Đạo diễn xuất sắc cho bộ phim Life of Pi. Ảnh: Reuters.
Lý An: Vị đạo diễn gốc Đài Loan là người châu Á đầu tiên chiến thắng hạng mục Đạo diễn xuất sắc với bộ phim Brokeback Mountain (2005) vào năm 2006. Bộ phim cũng chiến thắng ở các hạng mục kịch bản chuyển thể và nhạc phim xuất sắc. Trước đó, năm 2000, bộ phim Ngọa hổ tàng long của ông cũng nhận 10 đề cử và chiến thắng 4 giải trong số đó tại Oscar 2001. Năm 2012, ông tiếp tục giành giải Đạo diễn xuất sắc cho bộ phim Life of Pi. Ảnh: Reuters.
Bong Joon Ho: Bong Joon Ho là nhà làm phim châu Á đầu tiên có tác phẩm chiến thắng hạng mục Phim xuất sắc tại Oscar và Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes với Parasite. Không chỉ đại thắng tại các giải thưởng điện ảnh, Parasite của Bong Joon Ho còn thu về hơn 258 triệu USD từ phòng vé toàn cầu cùng vô số lời tán dương của báo chí, giới phê bình và khán giả. Ảnh: G.I.
Bong Joon Ho: Bong Joon Ho là nhà làm phim châu Á đầu tiên có tác phẩm chiến thắng hạng mục Phim xuất sắc tại Oscar và Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes với Parasite. Không chỉ đại thắng tại các giải thưởng điện ảnh, Parasite của Bong Joon Ho còn thu về hơn 258 triệu USD từ phòng vé toàn cầu cùng vô số lời tán dương của báo chí, giới phê bình và khán giả. Ảnh: G.I.

Đọc thêm